Truy xuất nguồn gốc sản phẩm – Chìa khóa xây dựng niềm tin cho thực phẩm và nông sản Việt

Công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ trang trại tới bàn ăn là "chìa khoá" để doanh nghiệp tránh các rủi ro chất lượng, bảo vệ uy tín thương hiệu và tạo lòng tin với người dùng. Do đó, các nhà lãnh đạo cần coi đây là tài sản cần đầu tư, chứ không phải là một loại chi phí.

Vì sao cần truy xuất nguồn gốc sản phẩm?

Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi khắt khe về nguồn gốc sản phẩm an toàn, doanh nghiệp phải đảm bảo đạo đức kinh doanh và phúc lợi động vật. Để thực chứng, họ yêu cầu quyền truy cập vào nhiều dữ liệu tin cậy hơn về nguồn nguyên liệu thô tạo nên thực phẩm mà họ ăn uống. Bất kỳ sự cố hay tin tức tiêu cực nào về chất lượng, đều lan truyền nhanh chóng và xuất bản toàn quốc, thậm chí quốc tế.

Đáp ứng yêu cầu này, đầu 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 13/2022/NĐ-CP bổ sung thêm quy định quản lý về truy xuất nguồn gốc sản phẩm và hàng hóa. Sắp tới, truy xuất nguồn gốc sẽ không còn là lựa chọn, mà trở thành yếu tố bắt buộc, đặc biệt với các doanh nghiệp đề cao an toàn thực phẩm như ngành F&B.

Ngay cả khi chưa luật hóa, doanh nghiệp trong ngành Thực phẩm & Đồ uống (F&B) cũng cần đẩy mạnh công tác truy xuất nguồn gốc để ứng phó với chuỗi cung ứng ngày càng phức tạp, quy định xuất nhập khẩu chặt chẽ hơn. Từ 2005, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Nga, Singapore, Châu Âu… đều yêu cầu các lô hàng nhập khẩu phải có khả năng truy xuất nguồn gốc khi gặp sự cố về chất lượng.

Allianz Global Corporate & Specialty năm 2017 báo cáo, ngành F&B chiếm tới 16% tổng thiệt hại do thu hồi và bồi thường sản phẩm lỗi hỏng, đứng thứ 2 toàn cầu (chỉ sau ngành ôtô) với chi phí trung bình cho mỗi yêu cầu thu hồi lên đến 9,5 triệu USD. Do đó, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần thay đổi cách nhìn về công nghệ truy xuất nguồn gốc, coi đây là tài sản cần đầu tư chứ không phải là một loại chi phí.

Công nghệ truy xuất nguồn gốc cần được coi là tài sản doanh nghiệp, chứ không phải một loại chi phí.

Công nghệ truy xuất nguồn gốc cần được coi là tài sản doanh nghiệp, chứ không phải một loại chi phí.

Không chỉ là yêu cầu từ ngoại cảnh, truy xuất nguồn gốc còn giải quyết các vấn đề nội tại của doanh nghiệp, bao gồm giảm thiệt hại do sản phẩm hư hỏng hoặc bị làm giả và nâng cao uy tín thương hiệu. Do đó, truy xuất nguồn gốc từ trang trại tới bàn ăn là "chìa khoá" để doanh nghiệp tránh các rủi ro chất lượng, tuân thủ quy định, bảo vệ uy tín thương hiệu và giành lợi thế cạnh tranh. Song với đặc thù ngành F&B có nhiều bên lên quan và công đoạn (nuôi trồng, thu mua, chế biến, tiêu thụ…), dữ liệu còn phải được thu thập chính xác và bất cứ khi nào có thể theo thời gian thực, để có thể đưa ra quyết định và thực thi hành động phù hợp ngay lập tức.

Truy xuất nguồn gốc bằng giải pháp số hóa dữ liệu

Hệ thống quản lý của nhiều doanh nghiệp vốn quen với việc thu nhận, xử lý dữ liệu về giấy tờ kiểm định một cách thủ công; dẫn đến quá tải, truy xuất chậm và thiếu hiệu quả. Một số nhà sản xuất đã áp dụng nhật ký điện tử ghi lại quá trình sản xuất, vận chuyển, phân phối... nhưng vẫn chưa tối ưu hiệu suất của bộ máy và bỏ qua các yếu tố khó đo lường như chất lượng máy móc, nhân công...

Schneider Electric ước tính, thời gian truy xuất nguồn gốc trung bình của ngành F&B mất tới 4 giờ; song có thể tăng tốc truy xuất dữ liệu hơn nữa, giảm thời gian trung bình còn 5 phút, thậm chí chỉ 60 giây với nền tảng EcoStruxure™ ứng dụng IoT. Dành riêng cho ngành F&B, Schneider Electric đã phát triển kiến trúc mở EcoStruxure với hơn 20 giải pháp toàn diện từ các sản phẩm được kết nối, điều khiển biên và ứng dụng, phân tích và dịch vụ, tăng cường minh bạch thông tin trong suốt vòng đời sản phẩm.

Các công ty chuyên chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa đang ứng dụng nền tảng IOT với kiến trúc EcoStruxure như Greenfield, Mataura Valley… đang là những doanh nghiệp dẫn đầu quá trình số hóa nhà máy với việc ứng dụng và tích hợp đầy đủ bộ giải pháp truy xuất nguồn gốc. Giải pháp giúp doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng minh bạch từ đầu đến cuối, truy xuất nguồn gốc dễ dàng và nhanh chóng, thiết lập nền tảng cho việc tuân thủ thực hành sản xuất tốt trong một thị trường cạnh tranh phức tạp.

Ngành sữa ứng dụng nền tảng EcoStruxure để truy xuất nguồn gốc

Ngành sữa ứng dụng nền tảng EcoStruxure để truy xuất nguồn gốc

Với sản lượng lớn hơn 800 triệu lít sữa mỗi năm, truy xuất nguồn gốc là chìa khóa để đạt được nhiều mục tiêu kinh doanh cho Greenfields Dairy (Indonesia). Nhờ kiến trúc EcoStruxure với giải pháp phần mềm AVEVA và ProleiT công ty có thể theo dõi và kiểm soát dữ liệu đầu cuối toàn bộ từ quy trình chế biến sản phẩm theo thời gian thực, đến việc theo dõi từ SAP thông qua hệ thống MES đến vận hành.

Tuân thủ an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc cũng là cách hiệu quả để Campbell Soup (Mỹ) giữ vững giá trị thương hiệu và giá cổ phiếu, sau khi việc thu thập thủ công dữ liệu và hệ thống phần mềm lỗi thời khiến công ty phải thu hồi sản phẩm do dán nhãn sai. Nền tảng EcoStruxure với giải pháp AVEVA System Platform đã giúp công ty thực thi và tuân thủ chất lượng bằng cách thu thập dữ liệu lịch sử về nguyên vật liệu, thiết bị, sản phẩm, bao bì… và cho phép nhân viên có thể nhanh chóng và dễ dàng quản lý mọi vấn đề đang xảy ra trên dây chuyền sản xuất.

Kiến trúc EcoStruxure còn giúp Kwik Trip (Mỹ) biết chắc chắn rằng các sản phẩm mà chuỗi 700 cửa hàng này sản xuất, phân phối và vận chuyển đều duy trì chất lượng cao nhất. Đối với Kwik Trip, dữ liệu bắt buộc phải được khai thác minh bạch để công ty có thể đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt ngay lập tức, nhằm bảo vệ thương hiệu. Thời gian truy xuất nguồn gốc đã giảm từ 2,5 giờ xuống còn 10 phút và chính xác hơn trước đây, giúp công ty phản ứng nhanh với các sự cố không lường trước hoặc khi phải thu hồi sản phẩm.

Với sự phát triển đa dạng không chỉ của ngành F&B, mà còn cả chuỗi cung ứng thực phẩm ứng dụng thương mại điện tử, sự minh bạch đối với sản phẩm hàng hóa, truy xuất nguồn gốc được coi là “chìa khóa” khởi tạo niềm tin của người tiêu dùng. Với kiến trúc EcoStruxure dành riêng cho ngành F&B và hơn 20 giải pháp toàn diện, bài toán tăng cường tính hiệu quả trong vận hành và phát triển của doanh nghiệp sẽ được đáp ứng một cách toàn diện và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong tương lai

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN