Trung Quốc ra quyết định mới, triệu tấn trái cây Việt gặp khó

Quyết định siết chặt rào cản kỹ thuật, ngừng nhập khẩu ít nhất 6 tuần vào dịp Tết Nguyên đán của phía Trung Quốc khiến hơn 1 triệu tấn trái cây của Việt Nam thu hoạch vào vụ Tết có thể gặp khó trong tiêu thụ.

Thông tin trên được ông Đặng Phúc Nguyên- Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam chia sẻ tại “Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu cây ăn trái” mới đây. Theo ông Nguyên, phía Trung Quốc đang tập trung cho Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh dự kiến diễn ra vào đầu tháng 2 năm sau, động thái siết hàng nhập khẩu vào cảng xuất phát từ lễ hội đó và từ chính sách "Zero COVID" mà quốc gia này theo đuổi.

Xe chở nông sản nhập khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: TTXVN

Xe chở nông sản nhập khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: TTXVN

Điều này có thể làm gia tăng tình hình gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (bộ NN-PTNT), trong quý I/2022, công tác tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả của các tỉnh phía Nam có thể gặp một số khó khăn. Nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp có thể ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ và xuất khẩu. Yêu cầu về chất lượng, truy xuất nguồn gốc của các thị trường xuất khẩu ngày càng cao.

Đặc biệt, thị trường Trung Quốc có thể tăng cường các biện pháp kiểm tra dịch bệnh tăng thêm, làm chậm tiến độ xuất khẩu, gây tắc nghẽn tại cửa khẩu. Trước đó, ông Thang Thành Vỹ - Chủ tịch Hiệp hội hoa quả quốc tế Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc), cũng thông tin, hoa quả Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc phải kiểm tra 100%, trong khi hoa quả nhập từ Thái Lan chỉ phải kiểm tra trực tiếp 30%.

Vì vậy, các địa phương cần tính toán kỹ phương án tiêu thụ trái cây thu hoạch vào đúng vụ Tết để tránh tình trạng ùn ứ, giá giảm. Giải pháp trước mắt là đẩy mạnh tiêu thụ nội địa.

Các địa phương cần nắm chắc sản lượng, chất lượng cây ăn quả trên địa bàn để có những dự báo dài hơi, kịp thời cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ có phương án kết nối sớm.

Tiếp tục đánh giá cấp mã số vùng trồng, xây dựng kế hoạch tiêu thụ cụ thể, kết nối doanh nghiệp thu mua trái cây; đẩy mạnh công tác bảo quản, chế biến, số hóa các loại nông sản để xây dựng kế hoạch tiêu thụ dài hơi trong nhiều năm.

Không chỉ với rau quả, việc tạm ngưng dịch vụ cảng biển của Trung Quốc khiến hàng xuất khẩu thủy hải sản Việt cũng bị ảnh hưởng lớn.

Ông Trương Đình Hòe- Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt nam (VASEP) cho biết, trong vòng 2 năm qua, thị trường Trung Quốc chiếm 17 - 18% xuất khẩu thủy sản Việt nam với trên 1,4 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và chính sách siết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, xuất khẩu sang thị trường này sụt giảm liên tục.

“Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc gần chạm đáy, mất 40% do chính sách kiểm soát chặt chẽ vi rút Corona trên thủy sản nhập khẩu. Hàng trăm công ty xuất khẩu từ Ấn Độ, Nga, Indonesia… đã bị ngưng xuất hàng sang Trung Quốc vì nghi có vi rút Corona trên hàng. Từ cuối tháng 9 đến nay, xuất khẩu thủy sản Việt nam sang Trung Quốc vẫn giảm hơn 20% so cùng kỳ, trong đó cá tra, tôm giảm mạnh gần 40%. Trong bối cảnh Trung Quốc tạm đóng dịch vụ cảng biển, các doanh nghiệp cũng tạm ngưng xuất khẩu thôi, chứ hàng thủy sản nay khó quay lại xuất bằng đường bộ. Hơn nữa, phía Trung Quốc cũng ngưng đặt hàng trong thời gian này nên coi như tạm “quên” thị trường này trong tháng giáp tết”, Thanh Niên dẫn lời ông Hòe.

Nguồn: [Link nguồn]

Bắt gần 1 tấn pháo lậu nhập từ Trung Quốc

Gần 1 tấn pháo lậu lớn được sản xuất tại Trung Quốc vừa được tuồn vào nội địa thì bị lực lượng chức năng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bạch Hiền ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN