Trò lừa đảo online “tặng quà tri ân” quay lại “lợi hại hơn xưa”!

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sau khi bị lật tẩy cách đây vài năm, trò lừa đảo online “tặng quà tri ân” lại bắt đầu lộng hành với chiêu thức tinh vi hơn.

Các đối tượng lừa đảo "tặng quà tri ân" với chiêu thức tinh vi hơn, tránh bị lộ tẩy (ảnh minh họa)

Các đối tượng lừa đảo "tặng quà tri ân" với chiêu thức tinh vi hơn, tránh bị lộ tẩy (ảnh minh họa)

Mời nhận “quà tri ân” sau khi mua hàng online

Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, gần đây, chiêu lừa đảo online “tặng quà tri ân” đã quay trở lại với cách thức tinh vi hơn nhằm tạo niềm tin cho khách hàng, đồng thời nhanh chóng “xóa vết” khi bị lộ tẩy.

Cụ thể, chị T. (Q.Ba Đình, Hà Nội) cho biết, vừa nhận được cuộc gọi của một người tự xưng là nhân viên tại chính shop nơi chị vừa đặt hàng online mấy ngày trước. Theo đó, người này cho hay shop đang có chương trình “tặng quà tri ân” là một chai nước hoa nhãn hiệu Chanel trị giá 790 nghìn đồng. Để nhận hàng, khách chỉ cần trả 69 nghìn đồng cộng thêm 30 nghìn đồng phí ship.

Để củng cố thêm lòng tin cho khách hàng, “đầu dây bên kia” ngay từ đầu đã đọc vanh vách tường tận sản phẩm mà chị T. vừa đặt mua, kèm theo các thông tin cụ thể đến từng chi tiết về thời gian cũng như giá tiền của sản phẩm.

Trước những thông tin xác thực trên, chị T. đã chấp nhận lời chào mời “tri ân” và trả phí khi nhận bưu phẩm. Chỉ khi mở ra mới biết, sản phẩm là một chai nước hoa dung tích 20ml hàng nhái. Theo tìm hiểu, loại nước hoa này được bày bán tại các chợ sinh viên chỉ khoảng 20.000 đồng/lọ. Như vậy, cứ mỗi đơn hàng được giao thành công, đối tượng lừa đảo sẽ thu về ít nhất khoảng 50 nghìn đồng.

Lọ nước hoa nhái mà khách nhận về từ chiêu lừa "tặng quà tri ân"

Lọ nước hoa nhái mà khách nhận về từ chiêu lừa "tặng quà tri ân"

Tương tự với chiêu thức trên, chị M. (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho hay, một số máy lạ đã gọi điện ngỏ ý tặng kèm các sản phẩm đã được “trì trú” cho may mắn, sau khi chị đặt mua mấy món trang sức qua mạng online. Tuy nhiên, sau khi chị M. yêu cầu được nhận quà tặng trực tiếp tại cửa hàng trang sức, thì đầu dây bên kia ngắt máy ngang, không giải thích gì thêm.

“Bọn lừa đảo này rất biết chọn sản phẩm tặng kèm phù hợp với sản phẩm mà khách đã mua”, chị M. nói.Đáng chú ý, sau thời gian bị lộ tẩy, cơ quan chức năng vào cuộc xử lý, giờ đây, đối tượng lừa đảo “tặng quà tri ân” đã chủ động chặn các cuộc gọi đến, và chặn đơn hoàn trả.

Cụ thể, trong trường hợp bị khách “bóc mẽ” ngay tại thời điểm nhận hàng, song muốn truy lại nơi gửi thì nhân viên bưu điện cho biết: “Đây là đơn hàng không hoàn lại, nếu không thành công thì bên vận chuyển sẽ chủ động huỷ đơn”.

Thông tin khách hàng bị đánh cắp từ đâu?

Để làm rõ vì sao thông tin khách hàng bị lộ ra ngoài, chúng tôi đã liên hệ với một shop thời trang tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, nơi bị mạo danh để tặng quà tri ân, người đại diện cho biết: “Cửa hàng đã kiểm tra các thông tin được phản ánh và khẳng định hệ thống thông tin khách hàng trong nội bộ cửa hàng vẫn hoạt động bình thường, không có dấu hiệu bị đánh cắp.

Tuy nhiên, trong quá trình sản phẩm tới được tay khách hàng còn qua rất nhiều bên thứ ba như: phần mềm hỗ trợ quản lý fanpage facebook, phần mềm hỗ trợ quản lý giao hàng, đơn vị vận chuyển,… Chính vì thế việc điều tra ngọn nguồn việc thông tin khách hàng bị “đánh cắp” từ đâu vẫn là vấn đề khá nan giải”.

Theo bà Bà Đỗ Hải Anh, Phó Trưởng phòng Quy hoạch và phát triển, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin & Truyền thông), nguyên nhân mất an toàn thông tin cá nhân là bởi người dùng bất cẩn dễ dàng cung cấp thông tin của mình trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạng xã hội, mua sắm trực tuyến, qua các cuộc khảo sát...

Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức vẫn chưa đầu tư đúng mức cho công tác bảo đảm an toàn thông tin, các cá nhân sử dụng ứng dụng, dịch vụ kết nối xuyên biên giới do các nhà cung cấp nước ngoài quản lý ngày càng phổ biến là rào cản trong công tác quản lý.

“Người sử dụng phải coi thông tin cá nhân như tài sản của mình, biết cách tự bảo vệ và có biện pháp lưu trữ, phân loại và chia sẻ thông tin phù hợp; cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cung cấp thông tin của mình cho các dịch vụ trên mạng; luôn có thói quen kiểm tra, định kỳ thay đổi các thông tin xác thực để giảm thiểu nguy cơ lộ, lọt, mất an toàn bằng cách đặt mật khẩu mạnh; sử dụng chế độ xác thực hai lớp; tránh sử dụng wifi công cộng; cẩn trọng với email lạ; sử dụng giải pháp, phần mềm tin cậy; cập nhật phần mềm hệ thống thường xuyên, dùng website có giao thức https…”, bà Hải Anh khuyến cáo.

Thiếu nữ 23 tuổi bán combo du lịch giá rẻ lừa đảo hơn 3,5 tỷ đồng

Trần Thị Ngọc khai nhận đã nhặt được CMND của một người khác sau đó đem mở hai tài khoản ngân hàng, lập trang Facebook...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Anh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN