Trèo đèo, lội suối "săn" đặc sản rau dớn rừng, đếm lọn thu tiền

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Hiện, rau dớn rừng - một trong những đặc sản của vùng miền núi Quảng Ngãi được khá nhiều người biết và tìm mua. Tuy nhiên để hái loại rau này, có lúc người dân phải đi xa hàng chục cây số vào tận rừng sâu nơi hẻo lánh.

Trèo đèo, lội suối "săn" đặc sản rau dớn rừng, đếm lọn thu tiền - 1

Cũng như một số loại rau rừng tự nhiên khác, rau dớn mọc hoang dọc các khe sông, suối và triền đá ở vùng miền cao. Vào mùa nắng nóng rau ít nhưng đến thời điểm mưa, đặc biệt là lúc giao mùa thì chen nhau mọc và kéo dài cho đến hết mưa.

Rau dớn thường mọc chung và có hình dáng khá giống cây dương xỉ, nhưng phần đầu cong cuốn tròn lại như vòi voi và phủ một lớp lông tơ trắng mỏng.

Trèo đèo, lội suối "săn" đặc sản rau dớn rừng, đếm lọn thu tiền - 2

Rau dớn rừng, một đặc sản và là nông sản sạch 100% đang được nhiều người ưa chuộng, tìm mua.

Theo lời các già làng ở các huyện Trà Bồng, Sơn Hà: Cách đây chục năm, rau dớn các vùng miền núi Quảng Ngãi nhiều vô kể. Chỉ cần ra các con sông, suối ở gần các bản làng tìm một lúc, có thể hái được cả rổ to để mang về. Tuy nhiên vài năm gần đây do diện tích rừng ngày càng thu hẹp, nhu cầu tiêu thụ rau càng tăng dẫn đến lượng rau dớn ít hơn. 

Trèo đèo, lội suối "săn" đặc sản rau dớn rừng, đếm lọn thu tiền - 3

Trèo đèo, lội suối "săn" đặc sản rau dớn rừng, đếm lọn thu tiền - 4

Trèo đèo, lội suối "săn" đặc sản rau dớn rừng, đếm lọn thu tiền - 5

Do diện tích rừng ngày càng thu hẹp, nhu cầu tiêu thụ rau càng tăng dẫn đến lượng rau dớn ít hơn. Vì vậy nhiều người phải đi xa hàng chục cây số vào rừng sâu và đến các nơi hẻo lánh để hái.

Là một trong những người chuyên đi hái rau dớn rừng về bán cho các thương lái để đưa về xuôi, anh Hồ Ngọc Đức (34 tuổi), ở thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng cho biết: "Số lượng rau dớn ở gần rất ít nên nhiều hôm vào sáng sớm, 2 vợ chồng phải chạy xe máy hàng chục cây số, rồi đi bộ gần cả giờ vào rừng sâu để hái. Có khi qua tận các huyện lân cận Sơn Hà, Sơn Tây...Tùy theo thời điểm và gặp nơi mọc nhiều ít mà lượng rau dớn hái khác nhau, với số lượng dao động từ 15-40 kg/ngày. Sau mỗi đợt hái, khoảng 5 ngày sau mới quay lại điểm cũ để hái đợt hai. "

Trèo đèo, lội suối "săn" đặc sản rau dớn rừng, đếm lọn thu tiền - 6

Rau dớn hái về được người dân rửa sạch và bó lại thành từng lọn.

Trèo đèo, lội suối "săn" đặc sản rau dớn rừng, đếm lọn thu tiền - 7

Cùng bày bán ở ven các tuyến đường giao thông lớn ở miền núi.

Trèo đèo, lội suối "săn" đặc sản rau dớn rừng, đếm lọn thu tiền - 8

Trèo đèo, lội suối "săn" đặc sản rau dớn rừng, đếm lọn thu tiền - 9

Thời gian gần đây, rau dớn còn được đưa vào siêu thị để bán.

Trèo đèo, lội suối "săn" đặc sản rau dớn rừng, đếm lọn thu tiền - 10

Rau dớn rừng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho hàng trăm hộ đồng bào thiểu số ở các huyện miền núi Quảng Ngãi.

Ngày trước rau dớn rừng hái về chủ yếu để sử dụng chế biến làm thức ăn trong gia đình, hoặc mang ra bày bán ven các trục đường liên xã, liên huyện để bán với giá khá rẻ, từ 1.000-2.000 đồng/bó (to gần 2 nắm tay của người lớn).

Tuy nhiên những năm gần đây, ngoài hương vị lạ và là loại nông sản sạch 100% được nhiều người biết và tìm mua. Theo đó, một lượng lớn rau dớn mà người dân thu hoạch được thương lái mua chở về xuôi, đưa vào siêu thị để bán nên giá cũng tăng lên. Với giá bán tại chỗ hiện dao động từ 20.000 - 30.000 đồng/kg, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho hàng trăm hộ đồng bào thiểu số ở các huyện miền núi Quảng Ngãi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Công Xuân ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN