TP.HCM: Thuế rượu bia cứ tăng, người uống cứ uống

Sự kiện: Kinh Doanh

TP.HCM đang tập trung lập đề án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia nhằm giảm lượng tiêu thụ đối với mặt hàng này. Tuy nhiên, người tiêu dùng đa phần cho biết: TP tăng thuế cứ tăng, nhưng người uống cứ uống vì đây là thói quen tiêu dùng. Theo thống kê, có đến 80% nam giới sử dụng rượu bia.

Khó giảm lượng tiêu thụ khi thuế tăng

TP.HCM là một thị trường lớn, việc sản xuất và tiêu thụ rượu, bia hết sức sôi động. Hiện TP đang tập trung thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Theo Nghị quyết 54 của Quốc hội, cho phép bổ sung các loại phí, hoặc mức phí mà TP thực hiện trên địa bàn, vừa để điều tiết hành vi của người dân, vừa góp phần tăng thu; tăng thuế tiêu thụ đặc biệt ở một số mặt hàng như rượu, bia, thuốc lá, thuế môi trường.

Đối với vấn đề tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mặt hàng rượu bia, trong năm 2019, TP nghiên cứu và đề xuất phương án khả thi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu, bia trên địa bàn nhằm tăng thu ngân sách địa phương, hạn chế sử dụng loại đồ uống không được khuyến khích sử dụng này.

Xung quanh vấn đề này, có rất nhiều ý kiến trái chiều, Phóng viên Dân Việt đã tiếp xúc, ghi nhận ý kiến của các nhà phân phối rượu bia, người tiêu dùng trên địa bàn TP.

TP.HCM: Thuế rượu bia cứ tăng, người uống cứ uống - 1

Uống rượu, bia trong các cuộc nhậu vốn là thói quen của người dân nên việc tăng thuế khó làm giảm lượng tiêu thụ.

Dạo một vòng dọc hai tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa (các quận Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh), nơi tập trung nhiều hàng quán, không khí buổi chiều và tối ở đây tấp nập, ồn ào, chủ yếu là người lao động, giới công chức, văn phòng hết giờ làm việc kéo nhau ra quán “giao lưu”, “trà dư tửu hậu” sau ngày làm việc căng thẳng.

Ghé vào quán hải sản ở đường Trường Sa, quận Tân Bình, một nhóm đàn ông trung niên được hỏi: Nếu sắp tới có tăng thuế bia, rượu thì các anh có giảm uống hay không, các anh có nhất trí với đề án TP đưa ra hay không? Anh Hải (quận Bình Thạnh) cho biết: Nếu TP tăng thuế nhằm giảm lượng tiêu thụ thì nghe ra không hiệu quả, không đạt được mục đích. Bởi uống rượu, bia trong các cuộc nhậu vốn là thói quen của người dân.

“Khi đã vào cuộc nhậu thì mấy ai kiểm soát và đong đếm tửu lượng được nữa. Hơn nữa việc kiểm soát “tửu lượng” theo tôi không phải do thuế cao hay thấp mà là do ý thức của người uống. Họ thấy ảnh hưởng tới sức khỏe, khi lưu thông trên đường sẽ nguy hiểm khi uống rượu bia... thì hạn chế uống thôi. Vì vậy tôi nghĩ TP tăng thuế cứ tăng, người uống cứ uống chứ khó giảm lắm. Còn việc tăng thuế hay không là chủ trương lớn của TP, tôi không có ý kiến gì”, anh Hải nói.

TP.HCM: Thuế rượu bia cứ tăng, người uống cứ uống - 2

Việc tăng thuế liệu có làm dịch chuyển các nhà máy sản xuất từ TP.HCM sang các tỉnh lân cận, nơi có mức thuế thấp hơn?

Ủng hộ tăng thuế để giảm hệ lụy từ bia rượu

Một chủ đại lý bia ở chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) tỏ ra băn khoăn, mỗi ngày, từ đại lý của anh đưa đến các nhà hàng, những nơi tiêu thụ lẻ là cả nghìn chai bia, lon bia các loại. Đây là loại mặt hàng được tiêu thụ số lượng lớn mỗi ngày tại TP.HCM. Nếu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, sẽ ảnh hưởng “dây chuyền”: Nhà sản xuất – đơn vị phân phối – người tiêu dùng.

Hơn nữa, hiện có nhiều nhà máy sản xuất bia rượu đặt trên địa bàn TP.HCM. Việc tăng thuế liệu có làm dịch chuyển các nhà máy sản xuất từ TP.HCM sang các tỉnh lân cận, nơi có mức thuế thấp hơn nhiều so với TP.HCM? Nếu như vậy, e rằng không những không tăng nguồn thu, hạn chế sử dụng mà tác dụng hoàn toàn ngược lại…

Có lẽ, việc áp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng là rượu bia được đối tượng là những ngươi phụ nữ, nội trợ trong gia đình ủng hộ. Hỏi chị Thu Quỳnh, đường Phan Đăng Lưu (quận Phú Nhuận), chị Quỳnh hồ hởi chia sẻ rằng rất ủng hộ chủ trương của TP. Chị Quỳnh cho biết lý do là bởi rượu bia không mang tác dụng tích cực mà đại đa phần có tác dụng không tốt đến người sử dụng.

TP.HCM: Thuế rượu bia cứ tăng, người uống cứ uống - 3

Rượu bia được cho là những tác nhân gây tiêu cực đến đời sống xã hội.

“Cần phải tăng thuế thật cao đối với rượu bia để hạn chế số lượng và người sử dụng. Hoặc có uống thì cũng nên giảm đi. Người thường xuyên uống rượu bia ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, trí tuệ. Đặc biệt, nhiều người khi uống không làm chủ được “tửu lượng”, đến khi tham gia giao thông không làm chủ được tay lái, dẫn đến tai nạn, thương tật, thậm chí tử vong. Nhiều vụ tai nạn giao thông, ẩu đả đánh nhau, gia đinh vợ chồng lục đục… cũng từ rượu bia mà ra”. Chị Quỳnh nhấn mạnh.

Được biết, cơ chế đặc thù cho TP.HCM thực hiện theo Nghị quyết 54 được thí điểm đến năm 2020. Sau đó, vào cuối năm 2020, Chính phủ sẽ sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 54 để báo cáo Quốc hội. Về lâu dài, mức thuế mặt hàng này rất có thể sẽ được nâng lên trong phạm vi cả nước. Do đó, hiện TP.HCM đang cân nhắc việc tăng thuế đối với mặt hàng này để có quyết định phù hợp, đảm bảo chính sách đưa ra đạt mục tiêu.

Ẩn họa “rượu ngô bao tử” nhập từ Trung Quốc

Gắn mác rượu đặc sản vùng cao, rượu ngô bao tử đang “làm mưa, làm gió” trên các trang MXH, khiến không ít khách hàng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Thảo ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN