TP.HCM nhập gần 6.000 tấn thịt heo đông lạnh

Sự kiện: Kinh Doanh

Ngày 22-7, Sở Công Thương TP.HCM họp báo cung cấp thông tin định kỳ sáu tháng đầu năm 2019 và triển khai nhiệm vụ sáu tháng cuối năm.

Theo Sở này, trong 6 tháng đầu năm 2019 tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 558.488 tỉ đồng, tăng 12,2%. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 367.201 tỉ đồng, tăng 13,8% %, đạt 45,4% so với kế hoạch năm 2019.

Đối với ngành chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống ước tăng 0,95%. Trong đó, ngành sản xuất chế biến thực phẩm ước giảm 2,6% so với cùng kỳ. Một phần nguyên nhân do ảnh hưởng từ dịch tả heo châu Phi nên nhu cầu thực phẩm từ thịt giảm, dẫn đến tồn kho lớn, các doanh nghiệp điều chỉnh sản lượng cân đối sản xuất.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, doanh nghiệp nhập khẩu thịt heo qua cửa khẩu hải quan thành phố là 5.647 tấn, kim ngạch 10,29 triệu USD tăng về lượng gần 4.800 tấn. Tăng về kim ngạch gần 8,1 triệu USD so với sáu tháng đầu năm 2018. Trong đó, nhập khẩu nhiều nhất từ Brazil, Hoa Kỳ; Ba Lan; Hà Lan...

Lượng thịt nhập khẩu tăng chủ yếu do giá thịt heo nhập khẩu khoảng 30.000 đồng/kg, thấp hơn giá heo hơi trong nước… Bên cạnh đó, từ cuối năm 2018, Việt Nam mở cửa trở lại với thịt heo từ quốc gia Nam Mỹ, nên lượng heo nhập từ Brazil tăng. Hầu hết các doanh nghiệp nhập thịt heo để chế biến thực phẩm như giò, chả, xúc xích…. ít bán lẻ ra thị trường.

Ảnh minh họa thịt heo đông lạnh.

Ảnh minh họa thịt heo đông lạnh.

Ông Nguyễn Nguyên Phương, đại diện Sở Công Thương TP.HCM cho biết, sở có một số kiến nghị trong tình hình sản lượng thịt heo sụt giảm, để đảm bảo ổn định thị trường, thành phố cần có phương án nhập khẩu; dự trữ cũng như tính toàn nguồn cung của sản phẩm thay thế.

Đối với phương án dự trữ thì chi phí và khả năng dự trữ là có giới hạn, nếu dịch bệnh kéo dài sẽ khó đáp ứng thị trường. Rất khó nhập khẩu heo hơi trong khi nhập thịt heo đông lạnh lại liên quan đến tập quán tiêu dùng.

Đối với các sản phẩm thay thế trong đó có thịt bò, thịt gia cầm, bản thân người chăn nuôi đã nhanh chóng có phương án chuyển đổi. Tuy nhiên, vì còn thiếu kinh nghiệm nên khó khăn cũng không ít. “Cần có sự vào cuộc sớm của các bộ ngành trung ương trong định hướng cho người chăn nuôi. Quy hoạch tránh tình trạng dịch bệnh, ngay cả đối với gia cầm. Phối hợp cùng ngành công thương tính toán đầu ra cho người chăn nuôi, đảm bảo không bị lỗ”, ông Phương nêu ý kiến.

Từ nay đến cuối năm, Sở tiếp tục đôn đốc doanh nghiệp bình ổn thị trường đảm bảo cung ứng đạt, vượt kế hoạch thành phố giao trong mọi tình huống thị trường. Đảm bảo nguồn hàng, giữ giá ổn định phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Phối hợp Ban Quản lý An toàn thực phẩm, Cục Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng thịt heo sản xuất trong nước và ngoại nhập…

Dịch tả heo lan rộng, VN chi gần 24 triệu USD nhập thịt heo

Tính đến 6-2019, tổng số heo bị bệnh buộc phải tiêu hủy là hơn 2,2 triệu con với trọng lượng gần 130.000 tấn, thiệt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tú Uyên ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN