Thuốc âm thầm tăng giá

Không tăng rầm rộ thành đợt, từ đầu năm đến nay, các hãng dược cứ đều dặn tăng giá từng mặt hàng nhỏ lẻ. Đến nay, giá thuốc đã tăng lên một mặt bằng mới. Thậm chí, giá thuốc thực tế còn tăng cao hơn cả giá đăng ký điều chỉnh.

Đều đặn lên giá

Có thói quen ghi chép lại các khoản chi tiêu hàng ngày trong gia đình, chị Tú Anh (Kim Mã, Hà Nội) giật mình khi thấy giá thuốc tăng chỉ sau một tháng. Chị chia sẻ: Tháng trước tôi mua thuốc Rerofast 60, chữa viêm mũi dị ứng theo mùa đầu có gần 40.000 đồng một hộp thì sau một tháng đã tăng lên gần 43.000 đồng. Hay thuốc Ambroxol 30mg... đã tăng hơn 1.000 đồng (lên 14.000 đồng một hộp).

Nếu chị Tú Anh may mắn thỉnh thoảng mới phải mua thuốc thì bác Lục Đức Hưng (Thanh Xuân, Hà Nội) lại phải lấy thuốc theo tháng vì căn bệnh viêm dạ dày mãn tính. Bác Hưng bức xúc: "Trong số hơn 8 loại thuốc tôi dùng thì may mắn có 7 loại bảo hiểm y tế chi trả. Còn thuốc Nexium 40mg tôi mua ngoài thì biết ngay. Tháng trước tháng sau đã phải trả thêm 40.000 đồng/hộp. Không có thuốc thì chết, mà thuốc tăng giá nhanh quá mình cũng chết".

Từ đầu năm đến nay thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã nhận được báo cáo điều chỉnh giá thuốc của hơn 20 công ty dược. Theo đó, 240 trong số 4.000 loại thuốc đã tăng với biên độ điều chỉnh 3 - 30%. Mặt hàng thuốc tăng giá chủ yếu vẫn tập trung ở nhóm thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm, tim mạch, tuần hoàn não... Chẳng hạn, thuốc tuần hoàn não Cavinton F 10 mg tăng từ 3.360 lên 4.515 đồng một viên hay thuốc kháng sinh Clorocid 0,25g tăng tới 26%.

Thuốc âm thầm tăng giá - 1

Tuy nhiên có một thực tế là giá bán hàng dù đã tăng cũng còn kém xa so với giá kê khai

Còn đất để tăng thoải mái?

Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho rằng, qua kiểm tra cho thấy rằng tất cả các mặt hàng thuốc tăng giá đều không có loại thuốc nào có giá thuốc bán cao hơn so với giá kê khai hoặc giá kê khai lại. So với giá kê khai hoặc kê khai lại, có khoảng 70% mặt hàng thuốc có giá bán thực tế bằng hoặc lớn hơn 70% giá kê khai hoặc kê khai lại. Chỉ có một số thuốc kháng sinh nội có giá mới tăng bằng 100% giá kê khai. Tuy nhiên có một số loại thuốc dù đã tăng giá nhiều lần song giá bán mới chỉ bằng 30 đến 40% giá kê khai. Cụ thể: Mỡ tetraciclin1% của Medipharco, Calcipholinat 0,1g của Áo, Mekotricin viên ngậm (Mekophar)...

Buổi kiểm tra giá thuốc vào ngày 3/3 của thanh tra Sở tại Trung tâm thuốc Ngọc Khánh, thuốc Calcium folinate 0,1g, của Ebewe, Áo tăng từ 177.450 đồng một hộp lên 183.750 đồng. Trong khi đó, giá kê khai từ ngày 31/12/2007 báo cáo Sở Y tế Hà Nội lại đã lên tới 256.244 đồng. Như vậy với mức tăng 6.300 đồng trong đợt điều chỉnh giá này thì hãng dược vẫn có thể tăng 11 lần nữa giá thuốc mới chạm mức giá đã kê khai.

Hay thuốc điều trị ung thư Palitaxel 100mg, giá kê khai từ tháng 7/2008 đã là 5.355.000 đồng, nhưng giá mới được điều chỉnh tăng lên cũng chỉ có 4.265.730 đồng (thấp hơn 1 triệu so với giá kê khai).

Có thể nói, dù doanh nghiệp tăng giá thuốc nhưng vẫn đúng luật vì không tăng vượt quá mức giá kê khai tại Cục Quản lý dược (Bộ Y tế). Một doanh nghiệp bật mí: Trong thời gian tới, giá thuốc sẽ còn tiếp tục tăng. Nhưng doanh nghiệp không ngu gì mua dây buộc mình, tăng theo luật, tăng có lộ trình, tăng có cách thì không sợ gì Bộ tuýt còi.

Một chuyên gia trong ngành dược chia sẻ, điều khiến giá thuốc bị lũng đoạn trong thời gian qua hầu hết rơi vào thuốc kê nhập khẩu, không có trong danh mục thuốc được BHYT chi trả. Các hãng nhập thuốc sẵn sàng làm tăng giá trực tiếp với nhà sản xuất, rửa hóa đơn thậm chí là nhập qua nước thứ 3. Mặt hàng này khi về đến Việt Nam đã được đội giá là từ 100 đến 300%, thậm chí đến tay bệnh nhân nó còn ở mức 700%. Chuyên gia này còn cho rằng, nhiều doanh nghiệp còn được khen vì giá nhập và giá bán bằng nhau, nhưng người ta không biết rằng, giá bán không lãi này thực ra là giá trên trời so với chất lượng thuốc và đã được phù phép từ trước khi nó đặt chân về Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hải Dương ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN