Thức uống đặc biệt mang về doanh thu hơn 275 tỷ đồng tại US Open
Mỗi năm tại giải quần vợt US Open, một loại cocktail đặc biệt mang tên "Honey Deuce" đã trở thành tâm điểm thu hút hàng triệu người hâm mộ. Với doanh số vượt mốc 10 triệu USD (hơn 275 tỷ đồng), món đồ uống này không chỉ là biểu tượng của sự kiện mà còn là một hiện tượng văn hóa.
"Honey Deuce" là một loại cocktail được pha chế từ vodka, nước chanh và rượu mâm xôi, kết hợp với những viên dưa lưới hình quả bóng tennis. Kể từ khi ra mắt vào năm 2007, loại đồ uống này đã nhanh chóng trở thành biểu tượng không thể thiếu của giải quần vợt US Open.
Năm 2023, doanh số bán "Honey Deuce" vượt mốc 10 triệu USD, đủ để trả thưởng cho cả hai nhà vô địch đơn nam và nữ của giải đấu. Dự kiến năm nay, con số doanh thu còn tăng hơn nữa. Sự phổ biến của "Honey Deuce" là kết quả của một chiến lược marketing thông minh từ Grey Goose - nhãn hiệu vodka nổi tiếng, cùng với sự bùng nổ của mạng xã hội.
Doanh số của Honey Deuce đã vượt mốc 10 triệu USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ vượt qua con số đó trong năm nay
Không chỉ đơn thuần là một loại đồ uống, "Honey Deuce" đã trở thành một phần không thể thiếu của trải nghiệm tại US Open. Với thiết kế bắt mắt và hương vị dễ chịu, món cocktail này được bán tại nhiều quầy bar đặc biệt chỉ phục vụ "Honey Deuce" trên khắp khuôn viên giải đấu. Tại sự kiện năm ngoái, hơn 460.000 ly "Honey Deuce" đã được bán với giá 22 USD mỗi ly, mang lại doanh thu kỷ lục hơn 10 triệu USD. Tính đến nay, đã có hơn 2.2 triệu ly được bán ra kể từ khi "Honey Deuce" ra đời.
Mặc dù giá của "Honey Deuce" đã tăng lên 23 USD trong năm nay, điều này không hề làm giảm sức hút của nó. Một phần nguyên nhân là do tính chất độc quyền của loại đồ uống này - nó chỉ được bán trong hai tuần của US Open mỗi năm. Grey Goose cũng đã hợp tác với các bartender tại hơn 140 địa điểm quanh New York để mang lại trải nghiệm "Honey Deuce" cho những người không thể đến tham dự sự kiện. Hơn nữa, các sản phẩm liên quan đến "Honey Deuce" như mũ, huy hiệu và áo thun cũng đang được tiêu thụ mạnh, càng làm tăng giá trị thương hiệu của loại cocktail này.
Sầu riêng mini không được chọn để xuất khẩu nhưng lại rất chuộng ở thị trường nội địa do có giá vừa phải và trọng lượng vừa đủ một lần ăn
Nguồn: [Link nguồn]