Thức dậy từ 2h sáng rửa kiệu 'vui như Tết'

Sự kiện: Tết Giáp Thìn 2024

Mỗi ngày, những người nông dân trồng kiệu tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa phải ngâm mình hàng giờ dưới nước rửa kiệu để kịp bán Tết. Dù công việc nhọc nhằn nhưng ai nấy đều vui vẻ vì có thêm thu nhập sắm Tết.

Những ngày cận tết, người nông dân trồng kiệu tại huyện Cam Lâm tất bật vào vụ thu hoạch củ kiệu lớn nhất năm. Hàng tấn kiệu sau khi nhổ được mang đến các đoạn suối, mương nước gần đó rửa để kịp bán cho thương lái trong ngày.

Những ngày cận tết, người nông dân trồng kiệu tại huyện Cam Lâm tất bật vào vụ thu hoạch củ kiệu lớn nhất năm. Hàng tấn kiệu sau khi nhổ được mang đến các đoạn suối, mương nước gần đó rửa để kịp bán cho thương lái trong ngày.

Để củ kiệu đến tay thương lái, người nông dân phải thức dậy từ 2-3h sáng, soi đèn pin nhổ kiệu, sau đó đem đi rửa sạch.

Để củ kiệu đến tay thương lái, người nông dân phải thức dậy từ 2-3h sáng, soi đèn pin nhổ kiệu, sau đó đem đi rửa sạch.

Từ sáng sớm, khu vực kênh thủy lợi thuộc xã Cam Thành Bắc (huyện Cam Lâm) đông nghịt người. Hàng trăm người dân ngâm mình dưới nước để đãi, rửa kiệu.

Từ sáng sớm, khu vực kênh thủy lợi thuộc xã Cam Thành Bắc (huyện Cam Lâm) đông nghịt người. Hàng trăm người dân ngâm mình dưới nước để đãi, rửa kiệu.

Người nông dân phải ngâm mình dưới nước khoảng 5 tiếng mỗi ngày để rửa kiệu. Công việc đòi hỏi sức khỏe tốt nên hầu hết chỉ có đàn ông làm.

Người nông dân phải ngâm mình dưới nước khoảng 5 tiếng mỗi ngày để rửa kiệu. Công việc đòi hỏi sức khỏe tốt nên hầu hết chỉ có đàn ông làm.

Kiệu sau khi rửa sẽ được đem đi phơi ráo nước. Công đoạn này yêu cầu người nông dân phải tỉ mỉ, lựa chọn từng củ kiệu, cắt tỉa nhẹ nhàng để không bị hỏng hoặc dập nát.

Kiệu sau khi rửa sẽ được đem đi phơi ráo nước. Công đoạn này yêu cầu người nông dân phải tỉ mỉ, lựa chọn từng củ kiệu, cắt tỉa nhẹ nhàng để không bị hỏng hoặc dập nát.

Theo ông Võ Văn Thái (huyện Cam Lâm), người nông dân làm các công việc tại đây liên tục từ 2h sáng đến 10h trưa hằng ngày. “Dù vất vả nhưng trung bình mỗi ngày chúng tôi kiếm được khoảng 300.000 - 500.000 đồng, cũng có chút ít sắm sửa dịp Tết nên mọi người đều rất vui vẻ làm”, ông Thái chia sẻ.

Theo ông Võ Văn Thái (huyện Cam Lâm), người nông dân làm các công việc tại đây liên tục từ 2h sáng đến 10h trưa hằng ngày. “Dù vất vả nhưng trung bình mỗi ngày chúng tôi kiếm được khoảng 300.000 - 500.000 đồng, cũng có chút ít sắm sửa dịp Tết nên mọi người đều rất vui vẻ làm”, ông Thái chia sẻ.

Theo người trồng kiệu, củ kiệu địa phương nổi tiếng thơm ngon, được tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành phía nam. Tuy nhiên, năm nay giá kiệu chỉ dao động từ 22.000 - 25.000 đồng/kg, trong khi năm ngoái, giá kiệu được bán ở mức 35.000 đồng/kg nên lợi nhuận rất thấp.

Theo người trồng kiệu, củ kiệu địa phương nổi tiếng thơm ngon, được tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành phía nam. Tuy nhiên, năm nay giá kiệu chỉ dao động từ 22.000 - 25.000 đồng/kg, trong khi năm ngoái, giá kiệu được bán ở mức 35.000 đồng/kg nên lợi nhuận rất thấp.

Củ kiệu là món ăn không thể thiếu cho mâm cơm ngày Tết thêm đậm đà và hấp dẫn. Toàn tỉnh Khánh Hòa hiện có khoảng 100 ha trồng kiệu Tết, trong đó huyện Cam Lâm và TP Cam Ranh chiếm 90 ha.

Củ kiệu là món ăn không thể thiếu cho mâm cơm ngày Tết thêm đậm đà và hấp dẫn. Toàn tỉnh Khánh Hòa hiện có khoảng 100 ha trồng kiệu Tết, trong đó huyện Cam Lâm và TP Cam Ranh chiếm 90 ha.

Từng là quả mọc dại, nay chanh yên được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là trồng làm cảnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Nguyên - Lê Thị Phương ([Tên nguồn])
Tết Giáp Thìn 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN