Thứ trưởng Bộ Công Thương: Nên bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu

Sự kiện: Kinh Doanh Giá xăng

Chiều 5/4, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến điều hành giá xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nêu quan điểm, nên bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để thị trường vận hành đúng giá.

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Nên bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu - 1

Thứ trưởng Bộ Công Thương đề xuất bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

Về điều hành giá xăng dầu, đặc biệt tăng mạnh hơn 1.000 đồng mỗi lít xăng dầu hôm 2/4 vừa qua, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng: Nghị định 83 đã quy định rõ công thức, liên ngành Công Thương – Tài Chính theo đó áp dụng. Liên ngành chỉ điều tiết giá qua điều chỉnh mức trích Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. 

Quỹ này được trích 300 đồng mỗi lít xăng dầu khi nhập về, nằm ở doanh nghiệp đầu mối, không phải nằm ở cơ quan quản lý nhà nước. Việc trích Quỹ Bình ổn giá doanh nghiệp chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan nhà nước. Tất nhiên có doanh nghiệp mới thành lập, Quỹ kế dư chưa nhiều, khi trích nhiều sẽ bị âm. Còn những đầu mối lớn, hoạt động lâu Quỹ đều kết dư, nên thực tế chỉ có 9/28 đầu mối âm Quỹ Bình ổn. 

“Cá nhân tôi không muốn tồn tại Quỹ Bình ổn giá, tốt nhất là nên bỏ Quỹ này đi để giá xăng dầu vận hành theo thị trường. Tuy nhiên, thời điểm hiện nay, thị trường xăng dầu vẫn chưa hoàn toàn vận hành theo đúng bản chất thị tường, vẫn còn có sự điều hành của nhà nước, nên vẫn cần thiết phải có Quỹ Bình ổn”, ông Hải nói.

Về kỳ điều hành giá hôm 2/4, giá xăng dầu tăng mạnh trong khi bình quân giá xăng dầu thế giới không có quá nhiều đột biến, lãnh đạo Bộ Công Thương lật lại kỳ điều chỉnh giá trước đó (ngày 18/3), giá xăng dầu trong nước không tăng, trong khi thế giới tăng. 

Việc này, do trùng thời điểm đã quyết định tăng giá điện vào ngày 20/3, nên không thể tăng thêm giá xăng dầu, sẽ dẫn tới tăng kép, sẽ ảnh hưởng tâm lý người dân và giá cả các mặt hàng khác. Do đó, thay vì tăng giá xăng dầu ở kỳ trước đó, Liên bộ Công Thương – Tài chính đã áp dụng biện pháp trích Quỹ Bình ổn hơn 2.000 đồng mỗi lít xăng, dầu để giữ giá bán lẻ. 

“Vì vậy, ở kỳ điều chỉnh ngày 2/4, cùng với giữ mức trích Quỹ Bình ổn cao như ở kỳ điều chỉnh trước đó, kết hợp với tăng thêm mỗi lít xăng dầu hơn 1.000 đồng. Vì nếu tiếp tục trích Quỹ để giữ giá thì Quỹ lấy tiền đầu nữa mà bù. Còn giá xăng dầu dù có tăng 100 đồng cũng là điều không ai muốn, vì sẽ ảnh hưởng tới đời sống người dân và sản xuất của doanh nghiệp”, ông Hải nói thêm. 

Hiện thị trường xăng dầu đã dần tiến sát cơ chế thị trường. Hiện cả nước có 28 đầu mối được xuất – nhập khẩu và kinh doanh bán lẻ xăng dầu. Dự kiến thời gian tới đầu mối được xuất – nhập khẩu trực tiếp xăng dầu sẽ còn tăng, khi Bộ Công Thương đang xem xét cấp phép thêm cho các doanh nghiệp đáng ứng đủ điều kiện theo Nghị định 83. 

Xăng tăng phi mã, kịch bản xấu nhất sẽ tới đâu?

Lãnh đạo Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính vừa công bố 3 kịch bản giá xăng dầu trong năm 2019 và tác động tới chỉ số...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Hữu Việt ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN