"Thủ phủ" vàng mã Hà Nội ảm đạm trước rằm tháng 7

Sự kiện: Tháng cô hồn

Năm nay, do việc cấm đốt vàng mã ở chùa nên nhu cầu người dân mua vàng mã cho ngày rằm tháng 7 ít. Phố Hàng Mã (Hà Nội) là thủ phủ vàng mã một thời nay thưa thớt chỉ có vài cửa hàng bán.

Theo tín ngưỡng dân gian, rằm tháng Bảy là ngày xá tội vong nhân, cũng là Lễ Vu lan báo hiếu cha mẹ. Đây là dịp quan trọng trong năm để con cháu thể hiện sự biết ơn với tổ tiên ông bà và những người đã khuất. Nhiều gia đình thường sắm sửa thêm đồ vàng mã để đốt cho người đã mất, bày tỏ lòng thành. Đây cũng là thời điểm thị trường vàng mã nhộn nhịp nhất trong năm.

Tuy nhiên, do một vài năm trở lại đây, nhà chùa cấm việc đốt vàng mã nên thị trường vàng mã giảm nhiệt. Trên thị trường, dù chỉ còn vài ngày nữa đến rằm tháng 7 nhưng nhiều cửa hàng vẫn lác đác khách hỏi mua.

Cô Nguyễn Lan (64 tuổi,  Hàng Mã, Hà Nội)  cho biết, năm nay dù gần đến ngày rằm tháng 7 nhưng lượng khách mua ít hơn mọi năm. Ảnh: N.M

Cô Nguyễn Lan (64 tuổi,  Hàng Mã, Hà Nội)  cho biết, năm nay dù gần đến ngày rằm tháng 7 nhưng lượng khách mua ít hơn mọi năm. Ảnh: N.M

Nếu như những năm trước, con phố Hàng Mã (Hà Nội), tấp nập nhiều cửa hàng bán vàng mã, năm nay, suốt dọc phố, cửa hàng bán vàng mã chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều cửa hàng đã chuyển sang bán đồ trang trí khác.

Cô Nguyễn Lan (64 tuổi), bán hàng mã trên phố Hàng Mã cho biết: “Gia đình tôi có truyền thống làm vàng mã lâu đời nhưng do thị trường năm nay ít nên giờ chỉ còn mình tôi làm và bán”. Cô Lan cho biết thêm, mỗi năm, thị trường vàng mã đều có thêm mẫu mã mới, tinh xảo như đồ thật. Ngoài những mặt hàng thông thường, các mặt hàng đặc biệt người mua phải đặt cửa hàng mới làm ví dụ như váy vóc, túi xách, vòng cổ, hoa tai kim cương...

“Các mặt hàng năm nay được làm cao cấp hơn, đẹp hơn, sang trọng hơn, hợp với xu hướng và sở thích bây giờ, quần áo thời trang hơn, không chỉ truyền thống như sơ mi của các cụ ngày xưa. Nói chung những cái gì trên trần mình có thì người ta cũng mong muốn dưới âm có đầy đủ như vậy. Hàng năm nay đẹp như thật, những hàng đặt thì đắt tiền hơn”, cô Lan nói.

Theo khảo sát của PV Tiền Phong, một bộ quần áo, giày dép, trang sức, đồ dùng cho người cõi âm loại thường có giá từ 35.000 - 80.000 đồng/ bộ. Năm nay thị trường hàng mã xuất hiện các loại quần áo thời trang được thiết kế tinh xảo như thật, có giá 120.000 - 200.000 đồng/ bộ. Các loại ô tô, xe máy, biệt thự đầy đủ tiện nghi bên trong có giá từ khoảng 180.000 - 250.000 đồng. Bộ đồ công nghệ gồm điện thoại Iphone, máy tính bảng Ipad có giá 150.000 đồng.

Quần áo cho người âm được làm tinh xảo và thời trang hơn trước. Ảnh: N.M

Quần áo cho người âm được làm tinh xảo và thời trang hơn trước. Ảnh: N.M

Do thưa thớt khách nên nhiều cửa hàng nửa bán hàng mã, nửa chuyển sang bán đồ trang trí thường ngày. Ảnh: N.M

Do thưa thớt khách nên nhiều cửa hàng nửa bán hàng mã, nửa chuyển sang bán đồ trang trí thường ngày. Ảnh: N.M

“Thủ phủ” vàng mã lớn nhất cả nước ế ẩm đầu tháng ”cô hồn”

Các tiểu thương cho biết, lượng tiêu thụ hàng hóa, đồ dùng cho người “cõi âm” năm nay giảm mạnh so với mọi năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Mai ([Tên nguồn])
Tháng cô hồn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN