''Thủ phủ'' cam nức tiếng chết khô, dân thắt lòng chặt bỏ làm củi

Các hộ dân trồng cam tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang đứng ngồi không yên khi cam héo và chết hàng loạt. Không thể cứu vãn, họ bất lực đành chặt về làm củi.

Cam không ra quả, héo và khô dần từ gốc đến đến ngọn. Đó là tình trạng đang xảy ra tại “thủ phủ”cam bù nức tiếng ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Theo người dân, khoảng 2 năm nay, cam bắt đầu có hiện tượng vàng lá, còi cọc và chết khô dần, đặc biệt là năm nay và số lượng chết chủ yếu là cam bù.

Cam không ra quả, héo và khô dần từ gốc đến đến ngọn. Đó là tình trạng đang xảy ra tại “thủ phủ”cam bù nức tiếng ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Theo người dân, khoảng 2 năm nay, cam bắt đầu có hiện tượng vàng lá, còi cọc và chết khô dần, đặc biệt là năm nay và số lượng chết chủ yếu là cam bù.

''Thủ phủ'' cam nức tiếng chết khô, dân thắt lòng chặt bỏ làm củi - 2

Sơn Trường được biết đến là “thủ phủ” trồng cam nhiều nhất huyện Hương Sơn, đặc biệt là đặc sản cam bù. Những năm trước, dịp này cam bù đã ra quả, còn cam chanh đã cho thu hoạch bán ra thị trường. Tuy nhiên, năm nay mất mùa, số lượng cam chết nhiều, có những hộ gia đình thiệt hại trên 50% diện tích.

Sơn Trường được biết đến là “thủ phủ” trồng cam nhiều nhất huyện Hương Sơn, đặc biệt là đặc sản cam bù. Những năm trước, dịp này cam bù đã ra quả, còn cam chanh đã cho thu hoạch bán ra thị trường. Tuy nhiên, năm nay mất mùa, số lượng cam chết nhiều, có những hộ gia đình thiệt hại trên 50% diện tích.

Gia đình chị Nguyễn Thị Hà (37 tuổi, trú thôn 5, xã Sơn Trường) trồng trên 100 gốc cam. Nhưng năm nay có khoảng 50 gốc không cho quả và đang trong tình trạng chết héo. Chị cho biết số lượng cam chết, không ra quả khiến gia đình thất thu khoảng 30 triệu đồng. Vì không thể khắc phục, chị thắt lòng chặt bỏ gốc cam để làm củi.

Gia đình chị Nguyễn Thị Hà (37 tuổi, trú thôn 5, xã Sơn Trường) trồng trên 100 gốc cam. Nhưng năm nay có khoảng 50 gốc không cho quả và đang trong tình trạng chết héo. Chị cho biết số lượng cam chết, không ra quả khiến gia đình thất thu khoảng 30 triệu đồng. Vì không thể khắc phục, chị thắt lòng chặt bỏ gốc cam để làm củi.

“Chết không biết do đất hay phân bón hoặc cách chăm sóc. Cây bắt đầu có hiện tượng vàng lá, ra quả nhưng không đạt chất lượng, sau đó khô từ gốc đến ngọn. Cũng có những gốc rụng lá rồi chết. Như năm nay diện tích chết nhiều, có những gia đình họ cắt bỏ cả xe tải lớn đi bán cho người ta làm củi”, chị Hà nói.

“Chết không biết do đất hay phân bón hoặc cách chăm sóc. Cây bắt đầu có hiện tượng vàng lá, ra quả nhưng không đạt chất lượng, sau đó khô từ gốc đến ngọn. Cũng có những gốc rụng lá rồi chết. Như năm nay diện tích chết nhiều, có những gia đình họ cắt bỏ cả xe tải lớn đi bán cho người ta làm củi”, chị Hà nói.

Có kinh nghiệm hàng chục năm trồng cam, nhưng bà Nguyễn Thị Mai (72 tuổi, trú thôn 5, xã Sơn Trường) cũng phải bất lực vì cam chết không rõ nguyên nhân. Bà cho biết không chỉ những gốc cam 10-15 năm tuổi chết do tuổi già mà cũng có những gốc mới trồng được khoảng 5-6 năm cũng héo khô.

Có kinh nghiệm hàng chục năm trồng cam, nhưng bà Nguyễn Thị Mai (72 tuổi, trú thôn 5, xã Sơn Trường) cũng phải bất lực vì cam chết không rõ nguyên nhân. Bà cho biết không chỉ những gốc cam 10-15 năm tuổi chết do tuổi già mà cũng có những gốc mới trồng được khoảng 5-6 năm cũng héo khô.

Vườn cam sát nhà của bà Mai có trên chục gốc đều chết sạch. Nay bà bỏ hoang không chăm sóc. Theo bà Mai, hiện tại có khoảng 30-40 gốc cam, quýt bị chết. Giờ cam bù có gốc đang xanh tốt, nhưng không biết đến ngày thu hoạch cam có đảm bảo chất lượng hay không.

Vườn cam sát nhà của bà Mai có trên chục gốc đều chết sạch. Nay bà bỏ hoang không chăm sóc. Theo bà Mai, hiện tại có khoảng 30-40 gốc cam, quýt bị chết. Giờ cam bù có gốc đang xanh tốt, nhưng không biết đến ngày thu hoạch cam có đảm bảo chất lượng hay không.

“Để có vườn cam cho thu hoạch được người dân phải mất ít nhất 3 năm trồng và chăm sóc. Phân bón mấy năm nay tăng cao, giờ cam chết thiệt hại rất lớn đối với người dân. Mỗi hộ trồng ít thiệt hại vài chục đến trăm, nhưng có những trang trại mất tiền tỷ”, bà Mai trải lòng.

“Để có vườn cam cho thu hoạch được người dân phải mất ít nhất 3 năm trồng và chăm sóc. Phân bón mấy năm nay tăng cao, giờ cam chết thiệt hại rất lớn đối với người dân. Mỗi hộ trồng ít thiệt hại vài chục đến trăm, nhưng có những trang trại mất tiền tỷ”, bà Mai trải lòng.

''Thủ phủ'' cam nức tiếng chết khô, dân thắt lòng chặt bỏ làm củi - 9

Việc cam chết hàng loạt khiến nhiều gia đình trồng cam ở xã Sơn Trường thất thu từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Nhiều gia đình đã cứu cam bằng cách chăm sóc bổ sung bón phân, cắt tỉa những cành đã khô để cây hồi phục lại nhưng không khả thi.

Việc cam chết hàng loạt khiến nhiều gia đình trồng cam ở xã Sơn Trường thất thu từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Nhiều gia đình đã cứu cam bằng cách chăm sóc bổ sung bón phân, cắt tỉa những cành đã khô để cây hồi phục lại nhưng không khả thi.

Những gốc cam chết, người dân chặt về làm cùi.

Những gốc cam chết, người dân chặt về làm cùi.

''Thủ phủ'' cam nức tiếng chết khô, dân thắt lòng chặt bỏ làm củi - 12

Nhiều cây cam cũng bị sâu bọ tấn công, quả rụng đầy gốc.

Nhiều cây cam cũng bị sâu bọ tấn công, quả rụng đầy gốc.

Xã Sơn Trường có 430ha trồng cam, trong đó chủ yếu là cam bù với 380ha. Theo lãnh đạo UBND xã Sơn Trường, hiện tại xã đang thống kê thiệt hại cam của người dân. Tuy nhiên ước tính ban đầu có khoảng hàng trăm ha bị chết, không cho quả, thiệt hại kinh tế rất lớn.

Xã Sơn Trường có 430ha trồng cam, trong đó chủ yếu là cam bù với 380ha. Theo lãnh đạo UBND xã Sơn Trường, hiện tại xã đang thống kê thiệt hại cam của người dân. Tuy nhiên ước tính ban đầu có khoảng hàng trăm ha bị chết, không cho quả, thiệt hại kinh tế rất lớn.

''Thủ phủ'' cam nức tiếng chết khô, dân thắt lòng chặt bỏ làm củi - 15

“Chúng tôi đang cho cán bộ xã đến thống kê số lượng, thiệt hại của bà con để có phương án đề xuất huyện hỗ trợ người dân. Cây có hiện tượng héo, không ra lá giống như bị khai thác kiệt quệ. Theo ước tính ban đầu có cả hàng trăm ha xảy ra tình trạng này, chủ yếu là ở cam bù. Hiện tại cam chanh đang cho thu hoạch, nhưng cũng bị côn trùng tấn công ảnh hưởng đến năng suất của người dân”, ông Lê Đức Thuận – Chủ tịch UBND xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn nói.

“Chúng tôi đang cho cán bộ xã đến thống kê số lượng, thiệt hại của bà con để có phương án đề xuất huyện hỗ trợ người dân. Cây có hiện tượng héo, không ra lá giống như bị khai thác kiệt quệ. Theo ước tính ban đầu có cả hàng trăm ha xảy ra tình trạng này, chủ yếu là ở cam bù. Hiện tại cam chanh đang cho thu hoạch, nhưng cũng bị côn trùng tấn công ảnh hưởng đến năng suất của người dân”, ông Lê Đức Thuận – Chủ tịch UBND xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Rộn ràng mùa nấm tràm, người dân băng rừng tìm hái từ tờ mờ sớm

Sau những cơn mưa đầu mùa, khi trời vừa hửng nắng cũng là lúc nấm keo (còn gọi nấm tràm) mọc rộ. Người dân một số nơi ở tỉnh Bình Định tất bật vào rừng hái, ít thì...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoài Nam ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN