Thứ kim loại là thước đo của nền kinh tế toàn cầu biến đổi ra sao vào năm tới?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Kim loại này đã trải qua một năm 2022 đầy khó khăn do chính sách tiền tệ thắt chặt hơn của Hoa Kỳ và cuộc khủng hoảng năng lượng phát sinh từ cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Đồng – vốn được coi là chỉ số hàng đầu thể hiện tình hình của nền kinh tế - đã có một năm đầy khó khăn. Nhưng các nhà phân tích mong đợi sự hồi sinh của nó vào năm 2023, ngay cả khi triển vọng toàn cầu vẫn còn nhiều bất ổn.

Một số ngân hàng lớn nhất Phố Wall cho rằng sự kết hợp giữa nguồn cung khan hiếm trong ngắn hạn và nhu cầu liên quan đến chuyển đổi năng lượng trong dài hạn sẽ đẩy giá đồng tăng lên. Thực tế, đồng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, chủ yếu liên quan tới điện tử và công nghệ. Khi Trung Quốc, công xưởng của thế giới, mở cửa trở lại, nhu cầu với đồng chắc chắn sẽ tăng lên.

Thứ kim loại là thước đo của nền kinh tế toàn cầu biến đổi ra sao vào năm tới? - 1

Các chiến lược gia của Goldman Sachs cho biết trong một báo cáo vào tuần trước, áp lực giảm giá trong năm 2022 một phần xuất phát từ những kỳ vọng dai dẳng của thị trường về sự biến động thặng dư trên thị trường kim loại, do dự đoán về nhu cầu chậm chạp trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu chậm lại và hoạt động khai thác tăng tốc.

Giá đồng theo hợp đồng tương lai 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London ở mức 8.543 USD/tấn, thấp hơn đáng kể so với đỉnh 10.600 USD/tấn được xác lập hồi tháng 3. Tuy nhiên, Goldman tin rằng giá đồng có thể lên 11.000 USD/tấn đồng thời nâng dự báo giá trung bình lên 9.750 USD/tấn cho năm 2023 và 12.000 USD/tấn cho năm 2024.

Trong khi đó, các chiến lược gia hàng hóa của Bank of America cho biết giá đồng có thể lên 12.000 USD/tấn vào quý 2/2023 khi điều kiện phù hợp. Một kịch bản như vậy sẽ buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ phải xoay trục chương trình thắt chặt chính sách tiền tệ của mình cũng như hạn chế sự tăng giá của đồng USD.

Michael Widmer, một chiến lược gia hàng hóa của Bank of America, tin rằng nguy cơ thiếu đồng dự trữ là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhu cầu với đồng trên toàn cầu ngoài Trung Quốc đạt kỷ lục trong năm 2022, cho thấy nó có thể còn tăng cao hơn nữa trong năm 2023.

Tuy nhiên, không phải mọi quan điểm đều đồng tình giá đồng sẽ tăng mạnh trong năm 2023. Các chiến lược gia tại Fitch Ratings tin rằng mức tiêu thụ đồng toàn cầu chỉ tăng vừa phải khoảng 2% vào năm 2023, tương tự như năm 2022. Trong khi đó, nguồn cung của các mỏ sẽ tăng khoảng 4% trong năm 2023 dù một số sự gián đoạn có thể ảnh hưởng đến điều đó.

Nhiều tổ chức nghĩ rằng giá đồng sẽ giảm do sự sụt giảm sản xuất ở châu Âu cũng sẽ kéo tụt tốc độ sản xuất ở Mỹ và Trung Quốc. Trong khi đó, lượng đồng tinh chế mà Trung Quốc đưa ra thị trường sau khi mở cửa trở lại sẽ tăng đáng kể vào năm 2023.

Quốc gia vừa tạo ”địa chấn” ở World Cup có kinh tế ra sao?

Quốc gia này dù thu nhập bình quân đầu người không cao hơn Việt Nam nhưng kinh tế lại dẫn đầu châu Phi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo CNBC) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN