Thứ cỏ diệt mãi không hết, lấy rễ đem bán ai ngờ "hốt" bộn tiền
Đặc biệt, rễ cây có thể ăn sống, vị ngọt nhẹ hơi giống vị mía.
Sở hữu vẻ ngoài bắt mắt, những đồng cỏ tranh trắng xóa thường được nhiều bạn trẻ yêu thích khi có thể tận dụng làm nơi chụp ảnh “sống ảo”. Nhưng đối với những người nông dân chuẩn bị vào vụ cày cấy mùa xuân, đây lại là giống cỏ dại gây hại cho mùa màng, tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng và đặc biệt rất khó để loại bỏ triệt để.
Tuy nhiên, đây hoàn toàn không phải là một giống cỏ gây hại mà ngược lại, chúng đem lại rất nhiều giá trị cho ngành chăn nuôi và y dược.
Đầu tiên, cỏ tranh vốn rất thích hợp làm thức chăn cho gia cầm, gia súc. Trong cỏ tranh chứa nhiều protein thô và các chất dinh dưỡng khác, là loại cỏ chất lượng cao trong ngành chăn nuôi.
Thứ hai, xét về mặt y dược, cỏ tranh từ lâu đã được coi là một vị thuốc quý. Rễ của chúng là một dược liệu dân gian phổ biến ở nhiều nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc,... Tại nước ta, bạn có thể tìm thấy có tranh ở hầu hết mọi tỉnh thành.
Rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính cam hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, mát máu, cầm máu, có thể rửa sạch để ăn sống hoặc dùng để nấu canh. Ở Quảng Đông (Trung Quốc), người ta thường dùng cỏ tranh để nấu canh, pha trà thảo dược để uống vào mùa hè, giúp thanh nhiệt, giải nhiệt.
Ở Việt Nam, bạn có thể tìm mua rễ cỏ tranh phơi khô tại các cửa hàng dược liệu Đông y hoặc mua trên chợ mạng với giá bán lẻ khoảng 110.000 - 150.000đ/kg. Ngoài ra, bạn còn có thể tìm mua các loại trà thảo dược sử dụng cỏ tranh làm nguyên liệu chính. Còn ở Trung Quốc, mức giá cho loại thảo dược này dao động từ 20 - 40 NDT/kg, tương đương 65.000 - 130.000đ/kg.
Một điều thú vị nữa là không chỉ rễ mà phần búp non của cỏ tranh cũng có thể ăn được, vị ngọt nhẹ thơm ngon. Có thể nói, cỏ tranh thực chất không hề “xấu” như nhiều người vẫn nhầm tưởng, chúng là một “kho báu” nếu bạn biết khéo léo tận dụng.
Màu sắc đặc biệt khiến loại sầu riêng này được nhiều người chú ý. Giá cả cũng không quá đắt đỏ.
Nguồn: [Link nguồn]