Thống nhất quy trình kiểm dịch y tế biên giới với hoạt động xuất nhập khẩu

Sự kiện: Kinh Doanh

Bộ Công Thương đã xây dựng quy trình thống nhất áp dụng cho phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua các cảng biển và cửa khẩu biên giới.

Ngày 21 tháng 02 năm 2020, Bộ Y tế đã có công văn số 829/BYT-MT hướng dẫn công tác kiểm dịch y tế phòng chống lây nhiễm Covid-19 đối với phương tiện và người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, cảng biển và cảng hàng không. Tuy nhiên, hướng dẫn của Bộ Y tế mới chỉ áp dụng cho hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới giáp Trung Quốc, chưa được áp dụng đối với tuyến biên giới giáp với Lào và Campuchia.

Trước các diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cả Việt Nam, Lào và Campuchia đã bắt áp dụng các biện pháp chặt chẽ hơn tại cửa khẩu biên giới đất liền, hạn chế, thậm chí ngừng hẳn việc cho phép công dân qua lại biên giới Campuchia. Từ đây, đã bắt đầu phát sinh hiện tượng ùn tắc hàng hóa xuất nhập khẩu tại một số cửa khẩu tại các tỉnh giáp biên giới với Lào và Campuchia.

Bộ Công Thương nhấn mạnh, biên giới phía Bắc là tuyến đầu của các biện pháp phòng chống dịch. Bên cạnh đó, các cảng biển và cửa khẩu biên giới phía Tây, phía Tây Nam cũng cần triển khai nhiều biện pháp, quy trình khác nhau để kiểm soát dịch bệnh. Nếu không có sự chỉ đạo thống nhất, sự khác biệt này có thể gây ảnh hưởng nhất định đến hoạt động xuất nhập khẩu.

 Thống nhất quy trình đối với người và phương tiện tham gia xuất nhập khẩu để đảm bảo lưu thông hàng hóa và chống dịch hiệu quả

 Thống nhất quy trình đối với người và phương tiện tham gia xuất nhập khẩu để đảm bảo lưu thông hàng hóa và chống dịch hiệu quả

Để vừa thống nhất triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý, phòng chống dịch bệnh, vừa tránh những tác động tiêu cực đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã đề nghị Ban Chỉ đạo:

Một là, giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ Giao thông vận tải xây dựng ngay quy trình về kiểm dịch y tế biên giới đối với phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, cảng biển, cảng hàng không để thống nhất áp dụng trên toàn quốc theo hướng đảm bảo yêu cầu của công tác phòng chống dịch bệnh nhưng cũng không gây ảnh hưởng quá mức cần thiết tới lưu thông hàng hóa qua biên giới.

Hai là, sau khi có quy trình thống nhất, giao Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới (chủ yếu là biên giới phía Tây, phía Tây Nam) làm việc với chính quyền địa phương phía Bạn để thống nhất áp dụng.

Trước đó, tại Lào Cai, để chủ động chống dịch và không ảnh hưởng tới hoạt động giao thương, toàn bộ người Việt Nam trở về từ Trung Quốc qua cửa khẩu được kiểm tra thân nhiệt, phân loại y tế. Các trường hợp có sốt được đưa về khu cách ly Bệnh viện đa khoa tỉnh, các trường hợp không có triệu trứng lâm sàng được đưa về trường quân sự tỉnh.

Bên cạnh đó, đối với các lái xe chở hàng qua cửa khẩu, cơ sở đang thực hiện việc bố trí đội ngũ lái xe trung chuyển từ Việt Nam sang Trung Quốc và ngược lại, đội ngũ này sẽ được bố trí ăn ở tại cửa khẩu. Nếu ai trong số đội ngũ này không thực hiện việc lái xe trung chuyển sẽ thực hiện cách ly 14 ngày tại cửa khẩu để đảm bảo an toàn cho cộng đồng.

Cụ thể, xe container chở hàng hóa nhập khẩu từ phía Trung Quốc vào Việt Nam tập kết ở bãi đỗ sát cửa khẩu, được kiểm dịch y tế phun thuốc khử khuẩn.

Sau đó, các tài xế người Trung Quốc được đưa vào khu cách ly để các tài xế Việt Nam điều khiển xe vào khu bốc dỡ hàng hóa cách ly tại cửa khẩu. Sau khi xuống hàng xong, xe được trả lại cho tài xế Trung Quốc để quay đầu về nước.                                                                                                                                                                                               

Nguồn: [Link nguồn]

Dệt may Việt Nam lo thiếu đầu ra khi đối tác Mỹ và EU hoãn, hủy hợp đồng

Nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang rất “hoang mang” khi một số khách hàng Mỹ và EU đưa ra thông báo về việc tạm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Sơn Ca ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN