Thời trang Việt thích vải Trung Quốc hơn Hàn Quốc?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu Trung Quốc đang khiến ngành dệt may Việt mất các cơ hội gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu từ thị trường EU.

Thời trang Việt thích vải Trung Quốc hơn Hàn Quốc? - 1

Công ty chứng khoán SSI vừa có báo cáo đánh giá tác động Hiệp định EVFTA lên ngành dệt may.

Theo đó, trước EVFTA, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU đang được hưởng ưu đãi theo chế độ GSP tiêu chuẩn, trong đó thuế nhập khẩu hàng may mặc của EU đối với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam là 9,6%. 

Việt Nam có gia tăng được thị phần tại EU từ 1,64% năm 2014 lên 2,36% năm 2019, nhưng vẫn ở mức khá khiêm tốn, thấp hơn so với Trung Quốc (20%), Bangladesh (9,6%), Ấn Độ (3,9%) và Pakistan (2,8%). Xuất khẩu sang EU năm 2019 chỉ chiếm 13,2% xuất khẩu dệt may của Việt Nam, và EU hiện là thị trường lớn thứ 2 của ngành, chỉ đứng sau Mỹ.

Sau khi EVFTA có hiệu lực, đa số các mặt hàng dệt may sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình 5 năm (chiếm 77,3% kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính) hoặc 7 năm (22,7% còn lại). 

SSI cho rằng, trong ngắn hạn, các doanh nghiệp dệt may chưa có khả năng hưởng lợi ưu đãi thuế của EVFTA do: Thuế nhập khẩu vào thị trường EU được giảm dần theo lộ trình, trong đó sớm nhất phải từ tháng 8-2021 các doanh nghiệp mới có khả năng được hưởng ưu đãi thuế.

Thiếu hụt nguyên liệu vải trong nước vẫn là nút thắt của ngành khiến các doanh nghiệp không thể đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ của EVFTA. 

Trong khi đó, giá thành vải nhập khẩu từ Trung Quốc hiện thấp hơn giá thành vải sản xuất tại Việt Nam đến 30%, thời gian giao hàng nhanh hơn do luôn có sẵn tồn kho nhờ quy mô sản xuất lớn, khiến vải sản xuất trong nước khó có thể cạnh tranh. Hiện các sản phẩm dệt may của Việt Nam vẫn đang phụ thuộc khoảng 60-70% vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. 

Cuối cùng là ảnh hưởng của dịch COVID-19 vẫn tiếp tục gây sức ép lên nhu cầu đối với hàng may mặc trên thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng.

Nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc giảm mạnh

Theo tính toán của Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), 9 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã nhập khẩu gần 936 triệu USD rau...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHƯƠNG MINH ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN