Thịt lợn, gà đồng loạt tăng giá, hải sản đắt “cắt cổ” theo giá xăng dầu

Giá hải sản tăng tới 200%; Thịt lợn, gà tăng vọt sau nhiều tháng rớt xuống đáy... phản ánh rõ những tác động từ sự leo thang của giá xăng, dầu.

Hải sản khan hiếm, tăng tới 200%

Theo ghi nhận, giá xăng dầu tăng cao khiến giá hải sản tăng mạnh, hơn nữa còn khan hiếm trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ hải sản tăng cao khi ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ.

Chị Nguyễn Dung, một nhà phân phối hải sản (Cửa Lò, Nghệ An) cho biết, thời điểm này, giá các mặt hàng hải sản đều tăng mạnh, đặc biệt là cua, ghẹ tăng cao hơn cả mức đỉnh dịp kỳ nghỉ lễ 30/4, thậm chí một số loạt đắt gấp đôi.

Đơn cử, giá cua biển từ mức 350-400 nghìn đồng lên 580-600 nghìn đồng/kg, tăng khoảng 50-65%; Bạch tuộc từ 130-170 nghìn đồng lên mức 220-250 nghìn đồng/kg, tương ứng mức tăng gần 50%.

Hải sản tăng giá nhiều nhất, tới 200%

Hải sản tăng giá nhiều nhất, tới 200%

Các loại hải sản có mức tăng cao nhất là mực trứng (mực sim) và các loại tôm. Mực trứng lên giá 400 nghìn đồng/kg, từ mức 200-220 nghìn đồng/kg, tương đương mức tăng tới 100%; Ốc hương lên ngưỡng 660-700 nghìn đồng/kg từ mức từ mức 280-350 nghìn đồng/kg; Tôm sú tăng lên 330 nghìn đồng/kg từ mức giá 180-200 nghìn đồng/kg/30 con, tôm sú loại to khoảng 550-600 nghìn đồng/kg/15-20 con,… tương ứng mức tăng từ 100-200%.

“Mức giá trên chỉ là giá bản lẻ, còn giá ở các nhà hàng còn đắt hơn khoảng 20-30%, thậm chí có nhiều thời điểm khách sẵn sàng trả giá cao cũng không có hàng”, chị Dung nói.

Theo chị Dung, nguyên nhân tăng giá “sốc” như vậy là do nguồn cung cấp hải sản hạn chế rất nhiều. Xuất phát từ việc giá xăng dầu tăng cao, nhiều tàu không dám đi biển vì sợ lỗ dầu, trong khi, nhu cầu tiêu thụ đang tăng rất cao mùa du lịch...

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khẳng định, vì giá xăng dầu tăng quá cao, khiến khoảng 40-55% tàu cá ngừng hoạt động. Đây cũng là lý do khiến hải sản khan hiếm thời gian qua.

Theo đại diện Bộ NN&PTNT, Chi phí nhiên liệu chiếm từ 45-60% chi phí đầu vào phục vụ sản xuất cho tàu cá khai thác thủy sản. Cộng với các chi phí đầu vào khác cũng đồng loạt tăng từ 10-15%, kéo theo tổng chi phí đầu vào tăng từ 35-48%.

Trong khi, sản lượng hải sản như mực, tôm, cua... chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ từ một chuyến ra khơi.

Thịt lợn, gà đều tăng giá

Không chỉ hải sản, mà thịt lợn và thịt gà – dòng thịt rớt giá mạnh những tháng qua cũng đã tăng trở lại.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, một thương lái cho biết, giá lợn hơi nhiều nơi đã vượt ngưỡng 60 nghìn đồng/kg, từ mức 48-50 nghìn đồng thời điểm đầu tháng 6.

Giá thịt lợn bán lẻ tăng khoảng 10-20 nghìn đồng/kg, lên ngưỡng 100-150 nghìn đồng/kg tùy loại. Nhiều tiểu thương dự báo, giá sẽ tiếp tục tăng khi chi phí đi lại tăng quá cao...

Giá thịt lợn bán lẻ tăng khoảng 10-20 nghìn đồng/kg, lên ngưỡng 100-150 nghìn đồng/kg tùy loại. Nhiều tiểu thương dự báo, giá sẽ tiếp tục tăng khi chi phí đi lại tăng quá cao...

Cụ thể, ghi nhận ngày 26/6, giá lợn hơi miền Bắc hôm tăng cao nhất 4 nghìn đồng/kg so với cuối tuần trước, lên mức 58-62 nghìn đồng tùy từng địa phương. Tỉnh Hưng Yên và Hà Nội, giá đang neo tại ngưỡng cao nhất khu vực là 61-62 nghìn đồng/kg, tăng 4 nghìn đồng/kg.

Khu vực miền Trung, Tây Nguyên đang giao dịch lợn hơi trong ngưỡng 55-57 nghìn đồng/kg.

Còn tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi tăng trung bình khoảng 1 nghìn đồng/kg mỗi ngày kể từ tuần trước. Lên mức 58-60 nghìn đồng/kg....

Tương tự, giá gà ta nguyên lông cũng tăng khoảng 5-20 nghìn đồng/kg, lên ngưỡng trung bình 120-150 nghìn đồng/kg.

Giá gà công nghiệp đã tăng trở lại từ mức chỉ 5-9 nghìn đồng/kg

Giá gà công nghiệp đã tăng trở lại từ mức chỉ 5-9 nghìn đồng/kg

Đặc biệt, giá gà thịt lông màu ngắn ngày miền Bắc, miền Trung và miền Nam tăng 6.000 đồng/kg lên mức 58-59 nghìn đồng/kg. Giá gà công nghiệp cũng ổn định ở mức 28-35 nghìn đồng/kg. Đây là mức tăng đáng kể sau khi rớt thảm thời điểm đầu năm, chỉ 5-15 nghìn đồng/kg...

Bộ NN&PTNT đánh giá, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn gặp khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng.

“Trong 5 tháng đầu năm, các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi đã có nhiều đợt tăng giá. Giá thức ăn chăn nuôi tăng khiến chi phí sản xuất cũng tăng cao, điều này đặc biệt gây áp lực cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ...", Bộ NN&PTNT thông tin.

Giá có tiếp tục tăng trong thời gian tới?, vị đại diện thông tin: "Giá xăng dầu tăng đã kéo theo hàng loạt hàng hóa và dịch vụ đều tăng. Các chi phí đầu vào đều chịu tác động tăng trực tiếp hoặc gián tiếp từ giá xăng dầu. Do đó, thời gian tới sẽ rất khó giảm, khi mức tăng hiện nay vẫn chưa đủ để bù chi phí tăng cho hộ chăn nuôi".

Từ 15h ngày 21/6/2022, giá xăng dầu ghi nhận lần tăng thứ 7 liên tiếp (tăng 13 lần kể từ đầu năm) và đồng loạt lập kỷ lục mới. Giá xăng RON 95-III lên mốc 32.870 đồng/lít, tăng 8.994 đồng/lít so với kỳ điều chỉnh ngày 11/1/2022; Xăng E5 RON 92 lên 31.300 đồng/lít, tăng 8.141 đồng/lít.

Đặc sản Quảng Ninh được ví như cua hoàng đế được bán với giá chỉ 19 nghìn đồng/con

Là loại cua chỉ ăn được chân và càng cùng lớp gạch béo ngậy, loại cua này được ví như cua hoàng đế nhưng lại có giá “siêu rẻ”, chỉ từ 120-150 nghìn đồng/kg, thậm chí...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Diệp ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN