Thị trường sau Tết: Giá nhiều mặt hàng neo cao

Mở cửa trở lại từ mùng 2 Tết, nhiều siêu thị và chợ dân sinh ở Hà Nội có sức mua khá yếu, tuy nhiên, không ít mặt hàng vẫn neo giá cao.

Giá thực phẩm không giảm

Sáng mùng 6/2 (tức mùng 6 Tết), hầu hết các chợ truyền thống, siêu thị đều đã hoạt động trở lại, nhiều cửa hàng nhỏ cũng dần mở cửa để bán “lấy ngày” đầu năm. Hoạt động mua bán hầu như trở về bình thường, nhu cầu tiêu dùng chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng thiết yếu như nhóm thực phẩm tươi sống thủy hải sản, rau củ quả tươi.

Tại chợ Diêm Gỗ (Long Biên, Hà Nội), đa phần các quầy hàng mở bán trở lại nhưng giá cả vẫn cao như dịp trước Tết, đặc biệt là giá thực phẩm, trong đó, giá rau củ quả tăng cao nhất. Theo các tiểu thương, nguyên nhân rau củ giá cao là do thời tiết khắc nghiệt các tỉnh phía Bắc, nên không ít diện tích rau bị chết lụi.

Quầy hải sản, tôm, cá được nhiều người nội trợ tìm đến sau Tết. Tuy nhiên, do ngư dân chưa đi đánh bắt trở lại nên nguồn hàng hạn chế,.

Chị Nguyễn Ngát, chuyên bán hải sản tại chợ Diêm Gỗ cho biết: “Tôm tươi sống khan hiếm, giá tăng cao hơn cả trước Tết do không có nguồn cung. Cả chợ có duy nhất quầy của tôi bán tôm biển với giá 450.000 đồng/kg. Mặt hàng cá trắm có nhiều nhưng giá tăng từ 10-20% so với trước Tết, ở mức 90.000 đồng/kg...”

Thịt gà vẫn giữ nguyên giá so với những ngày trước Tết. Chị Bích Thu, chuyên buôn bán tại chợ này cho biết, trước Tết, gà là mặt hàng bán chạy nhất và mỗi ngày tăng một giá,thậm chí giá gà sau khi được làm sạch lên tới 180.000 đồng/kg. Tuy nhiên, hiện gà giữ giá ở mức cao với 170.000 đồng/kg do người dân có nhu cầu mua để hoá vàng, đi lễ.

Riêng mặt hàng hoa, do nhu cầu mua hoa đi lễ tăng nên giá cũng không giảm . Cúc có giá 8.000 đồng/bông; ly bán 55.000 đồng/cành, hồng có giá 10.000 đồng/bông...

Hiện, hầu hết các siêu thị đã hoạt động trở lại để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đại diện Co.opmart Hà Đông cho biết, siêu thị mở cửa trở lại kể từ mùng 2 Tết. Vị này cho biết, dù mở cửa sớm , nhưng sức mua khá thấp. Siêu thị hiện đang kéo dài các chương trình khuyến mãi sau Tết đối vớicác mặt hàng nhu yếu phẩm.

Đại diện GO! BigC cũng cho biết, siêu thị đã hoạt động bình thường từ mùng 4 Tết đối với 100% các quầy hàng...

Dịch vụ ăn uống tăng giá mạnh

Ghi nhận tại một số tuyến phố trên địa bàn Hà Nội, đến ngày 6 Tết, nhiều hàng quán ăn uống đã mở cửa lại nhiều hơn. Tại hầu hết tuyến phố kinh doanh ẩm thực quanh khu vực của nhiều đền, chùa, nơi tham quan du lịch, các nhà hàng đều đã mở cửa đón khách đi tham quan du xuân. Hầu hết hàng quán đều tăng giá bán.

Một số quán phở gà, bò bình dân ở nhiều tuyến phố trong năm chỉ bán 35.000 đồng/bát thì từ ngày 30 Tết đến nay đã nâng giá lên 50.000 đồng/bát, tăng 15.000 đồng/bát.

Tại Phủ Tây Hồ, mỗi bát bún ốc có giá 70.000 đồng/bát, tăng 10.000 đồng/bát so với ngày thường. Bánh tôm cũng tăng giá lên 80.000 đồng/suất 3 cái. Bánh bột lọc cũng tăng tương tự.

Theo phản ánh của nhiều chủ nhà hàng, nguyên nhân tăng giá là do đầu năm mới giá thực phẩm và rau xanh đều tăng mạnh so với trước Tết. “Ngay như thịt bò đã tăng từ 250.000 - 280.000 lên 350.000 - 400.000 đồng/kg, tức là tăng trên 100.000 đồng/kg so với trước Tết, nên chúng tôi phải tăng giá bán”, chủ một quán phở khu vực Phủ Tây Hồ giải thích.

Sức mua không cao do ảnh hưởng của dịch

Về diễn biến thị trường những ngày trong và sau Tết, Bộ Công Thương cho biết, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu như: gạo, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, đường, dầu ăn, thực phẩm chế biến... năm nay khá dồi dào nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên sức mua không cao hơn cùng kì với các năm trước. Nhìn chung, sức mua tổng thể của cả nước dịp trước và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 chỉ tăng từ 3-5% so với tháng thường và tăng tương đương Tết năm 2021.

Cũng theo Bộ Công Thương, nhu cầu hàng hóa trong những ngày sau Tết chưa cao và chủ yếu tập trung vào các mặt hàng rau xanh, trái cây, thực phẩm tươi sống. Với mặt hàng thịt lợn, sau khi có xu hướng giảm liên tiếp trong năm 2021 đã có xu hướng tăng trở lại trong những ngày cận Tết. Hiện giá các mặt hàng thịt lợn ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm trước khoảng 15-25%. Giá thịt gà, thịt bò chỉ tăng 10%-15% tại các chợ truyền thống do sức mua tăng. Các mặt hàng nông sản thực phẩm khô ổn định. Giá các loại rau củ quả tăng nhẹ so với năm trước do nguồn cung giảm, tuy nhiên vẫn bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Nguồn: [Link nguồn]

Hàng quán dịch vụ “chặt chém” giá sốc ngày đầu năm: Choáng với bán bún ốc 100.000 đồng

Quán cà phê tự ý tính thuế VAT 100% và 100 nghìn một bán bún ốc sườn,... là hai trong những mức giá gây sốc cộng đồng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Mai ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN