Thanh Hóa: Ngư dân "đi thấp" trúng tôm biển ngày đầu năm

Ngư dân thành phố Sầm Sơn trúng luồng tôm biển, cho thu nhập tiền triệu ở chuyến đi biển mở đầu trong năm mới.

Trong ngày Mồng 3 Tết, nhiều ngư dân tại thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, đã thực hiện chuyến đi biển đầu tiên trong năm mới. Chuyến đi này thường được ngư dân tại đây gọi là chuyến "đi thấp" lấy may trong ngày đầu năm. Nếu chuyến đi đầu năm suôn sẻ, sẽ báo hiệu cho một năm đi biển được thuận lợi và an toàn.  

Theo chia sẻ của ngư dân địa phương, trong chuyến đi đầu năm nay, mọi việc tương đối thuận lợi khi trúng đậm mẻ tôm Bộp biển, cho thu nhập tiền triệu mỗi thuyền.

Tôm Bộp biển là hải sản được người tiêu dùng rất ưa chuộng với thịt chắc, ngọt và thơm. Loại tôm này sản lượng thường không có nhiều, mỗi chuyến ra khơi nếu trúng luồng thì mỗi thuyền cũng chỉ có thể thu được khoảng 5kg. Tuy nhiên, giá bán loại tôm này trong dịp tết khá được giá, với khoảng từ 400 - 500 nghìn đồng/kg.

Ngư dân và người nhà đang tập trung gỡ tôm, cá sau chuyến ra khơi về.

Ngư dân và người nhà đang tập trung gỡ tôm, cá sau chuyến ra khơi về.

"Hiện đang là mùa cá khoai nhưng năm nay thời điểm này nước 'sán' (một dạng biển động) nên cá khoai không xuất hiện, tuy nhiên con nước này chúng tôi lại trúng đậm tôm biển nên cũng cho thu nhập từ 1 tới 2 triệu đồng mỗi thuyền", ngư dân Nguyễn Hữu Hà, tại khu phố Hải Thành cho biết.

Ngoài tôm biển, trong chuyến ra khơi ngày đầu năm, ngư dân còn đánh bắt được nhiều cá thờn bơn, tuy giá bán không cao như tôm nhưng cũng cho thêm một khoản thu nhập khoảng 500 nghìn đồng mỗi thuyền.

Chiến lợi phẩm là những mẻ cá thờn bơn tươi rói, không qua ướp đá.

Chiến lợi phẩm là những mẻ cá thờn bơn tươi rói, không qua ướp đá.

Qua tìm hiểu của Người Đưa Tin, các ngư dân này ngoài đi biển, khi tới thời điểm mùa hè còn làm thêm các công việc trong lĩnh vực du lịch hiện đang phát triển rất nhanh tại phố biển Sầm Sơn. Trong số này, cũng có nhiều người đã chuyển hẳn sang nghề dịch vụ du lịch nhưng do dịch Covid-19 đã phải quay trở lại với nghề biển truyền thống.

"Tôi đã bán thuyền được hơn 3 năm nay để sắm xe điện phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 khiến khách du lịch không có, vì vậy, để mưu sinh bắt buộc phần lớn chúng tôi lại phải sắm nghề biển hoặc tạm tìm nghề khác để mưu sinh", anh Nguyễn Văn Quang, chủ thuyền cho hay.   

Theo quan sát tại khu vực bãi tắm chính của Tp.Sầm Sơn, hiện tập trung 2 khu vực bến thuyền được chính quyền địa phương quy tập về. Một bến tại khu vực phía chân Đền Độc Cước và bến phía Bắc của bãi tắm Sầm Sơn.

Tại các bến này, chủ yếu là các phương tiện đánh bắt thô sơ được kết bằng tre, luồng, đồng thời các chuyến đi được thực hiện trong ngày và ngư trường đánh bắt cũng chỉ cách bờ khoảng từ 5-10 hải lý (khoảng 8 - 17km).

Dưới đây một số hình ành của ngư dân Sầm Sơn sau chuyến đi biển đầu năm.

Thanh Hóa: Ngư dân "đi thấp" trúng tôm biển ngày đầu năm - 3

Công việc gỡ tôm cá cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng và mất nhiều thời gian.

Công việc gỡ tôm cá cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng và mất nhiều thời gian.

Chú tôm biển nằm gọn trong lưới của ngư dân.

Chú tôm biển nằm gọn trong lưới của ngư dân.

Tôm Bộp biển rất được người tiêu dùng địa phương ưa chuộng.

Tôm Bộp biển rất được người tiêu dùng địa phương ưa chuộng.

Toàn cảnh bến thuyền trong ngày đầu năm mới.

Toàn cảnh bến thuyền trong ngày đầu năm mới.

Nguồn: [Link nguồn]

Độc đáo nghề vỗ béo cua mẹ ôm trứng

Nghề vỗ béo cua mẹ đã đem lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân ở Cà Mau do nhu cầu thị trường về mặt hàng này...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Phương ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN