Thăm 'xưởng' mặt nạ giấy bồi duy nhất còn lại ở phố cổ Hà Nội

Sự kiện: Tết Trung thu

Nằm sâu trong con ngõ nhỏ, ngôi nhà nhỏ của vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan là "xưởng" sản xuất mặt nạ giấy bồi duy nhất còn giữ được nghề giữa lòng phố cổ Hà Nội. 

Sau hơn 4 thập kỷ gắn bó với nghề làm mặt nạ giấy bồi, vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan là những nghệ nhân cuối cũng còn giữ được nghề ở phố cổ Hà Nội.

Sau hơn 4 thập kỷ gắn bó với nghề làm mặt nạ giấy bồi, vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan là những nghệ nhân cuối cũng còn giữ được nghề ở phố cổ Hà Nội.

Nằm sâu trong ngõ 73 phố Hàng Than (quận Ba Đình, Hà Nội), hai vợ chồng ông Hòa được nhiều người xem là những nghệ nhân cuối cùng còn giữ được nghề chế tạo mặt mặt nạ giấy bồi thủ công ở phố cổ.

Nằm sâu trong ngõ 73 phố Hàng Than (quận Ba Đình, Hà Nội), hai vợ chồng ông Hòa được nhiều người xem là những nghệ nhân cuối cùng còn giữ được nghề chế tạo mặt mặt nạ giấy bồi thủ công ở phố cổ.

Trong căn nhà nhỏ chừng 20 mét vuông của đôi vợ chồng luôn có đầy những vật liệu để làm mặt nạ như những chồng giấy vụn, bút vẽ, hộp sơn, khuôn...

Trong căn nhà nhỏ chừng 20 mét vuông của đôi vợ chồng luôn có đầy những vật liệu để làm mặt nạ như những chồng giấy vụn, bút vẽ, hộp sơn, khuôn...

Bà Đặng Hương Lan cho biết, nghề làm mặt nạ giấy bồi là nghề gia truyền của gia đình. Từ nhỏ bà đã được tiếp xúc với nghề và bắt đầu từ lúc 19 tuổi bà đã được bố mẹ chỉ bảo cách làm một mặt nạ hoàn thiện. Tính đến nay, bà đã theo nghề được 44 năm.

Bà Đặng Hương Lan cho biết, nghề làm mặt nạ giấy bồi là nghề gia truyền của gia đình. Từ nhỏ bà đã được tiếp xúc với nghề và bắt đầu từ lúc 19 tuổi bà đã được bố mẹ chỉ bảo cách làm một mặt nạ hoàn thiện. Tính đến nay, bà đã theo nghề được 44 năm.

Đề làm ra một chiếc mặt nạ giấy bồi phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên là khâu chuẩn bị nguyên liệu, thường sử dụng bột sắn để làm chất kết dính. Giấy được mua về làm mặt nạ thường là những giấy đã sử dụng hoặc bìa carton được tái sử dụng. Tiếp theo là công đoạn quét giấy, xé giấy rồi bồi vào khuôn. Thường một mặt nạ sẽ được bồi 4-5 lượt giấy rồi gấp góc và đem ra phơi ngoài nắng. Mặt nạ phải được phơi dưới nắng mới giữ được hình dáng mong muốn. Công đoạn phơi nếu "được nắng" sẽ mất khoảng 1 ngày.

Đề làm ra một chiếc mặt nạ giấy bồi phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên là khâu chuẩn bị nguyên liệu, thường sử dụng bột sắn để làm chất kết dính. Giấy được mua về làm mặt nạ thường là những giấy đã sử dụng hoặc bìa carton được tái sử dụng. Tiếp theo là công đoạn quét giấy, xé giấy rồi bồi vào khuôn. Thường một mặt nạ sẽ được bồi 4-5 lượt giấy rồi gấp góc và đem ra phơi ngoài nắng. Mặt nạ phải được phơi dưới nắng mới giữ được hình dáng mong muốn. Công đoạn phơi nếu "được nắng" sẽ mất khoảng 1 ngày.

Sau khi khô rồi mới chuyển sang vẽ các chi tiết nhỏ trên mặt nạ để tạo hình và điểm nhấn cho sản phẩm. Loại dây chun trắng dùng để buộc mặt nạ thường được mua ở Hàng Bồ về được cắt thành từng kích cỡ tùy thuộc vào loại mặt nạ rồi ghim vào sẽ cho ra thành phẩm mặt nạ giấy bồi hoàn chỉnh. "Quan trọng nhất vẫn là phần hồn của mặt nạ. Để đẹp và thật sự là một tác phẩm nghệ thuật thì không phải ai cũng làm được, với chúng tôi việc làm đẹp là nhờ bí kíp gia truyền", bà Lan khẳng định.

Sau khi khô rồi mới chuyển sang vẽ các chi tiết nhỏ trên mặt nạ để tạo hình và điểm nhấn cho sản phẩm. Loại dây chun trắng dùng để buộc mặt nạ thường được mua ở Hàng Bồ về được cắt thành từng kích cỡ tùy thuộc vào loại mặt nạ rồi ghim vào sẽ cho ra thành phẩm mặt nạ giấy bồi hoàn chỉnh. "Quan trọng nhất vẫn là phần hồn của mặt nạ. Để đẹp và thật sự là một tác phẩm nghệ thuật thì không phải ai cũng làm được, với chúng tôi việc làm đẹp là nhờ bí kíp gia truyền", bà Lan khẳng định.

Trung bình mỗi ngày, hai vợ chồng tôi làm được khoảng 20 mặt nạ. Đối với những chiếc mặt nạ kích thước lớn như đầu lân, đầu sư tử,... có kích thước lớn thường mất nhiều thời gian hơn.

Trung bình mỗi ngày, hai vợ chồng tôi làm được khoảng 20 mặt nạ. Đối với những chiếc mặt nạ kích thước lớn như đầu lân, đầu sư tử,... có kích thước lớn thường mất nhiều thời gian hơn.

Vợ chồng ông Hòa hiện có hơn 30 mẫu mặt nạ khác nhau, từ những mẫu truyền thống như thằng Bờm, ông Tều, ông Địa, bà Địa, Tôn Ngộ Không, Chí Phèo, Thị Nở,... Để phù hợp với xu thế hiện đại, hai ông bà còn làm thêm những mặt nạ như siêu nhân, người nhện,...

Vợ chồng ông Hòa hiện có hơn 30 mẫu mặt nạ khác nhau, từ những mẫu truyền thống như thằng Bờm, ông Tều, ông Địa, bà Địa, Tôn Ngộ Không, Chí Phèo, Thị Nở,... Để phù hợp với xu thế hiện đại, hai ông bà còn làm thêm những mặt nạ như siêu nhân, người nhện,...

"Những mẫu truyền thống được mua với số lượng lớn tập trung vào các dịp lễ như trung thu, tết,... còn ngày thường, phụ huynh sẽ mua cho các con mặt nạ mà chúng thích như siêu nhân, người nhện...", bà Lan chia sẻ.

"Những mẫu truyền thống được mua với số lượng lớn tập trung vào các dịp lễ như trung thu, tết,... còn ngày thường, phụ huynh sẽ mua cho các con mặt nạ mà chúng thích như siêu nhân, người nhện...", bà Lan chia sẻ.

Bà Lan cho biết thêm, những hình dáng hiện đại chỉ có khoảng 7-8 mẫu, điểm mạnh của những loại này là bán được cả năm vì trẻ con rất thích. Ban đầu bà Hương từ chối làm tất cả các mặt nạ hiện đại, sau được ông Hòa thuyết phục thì bà cũng chấp nhận.

Bà Lan cho biết thêm, những hình dáng hiện đại chỉ có khoảng 7-8 mẫu, điểm mạnh của những loại này là bán được cả năm vì trẻ con rất thích. Ban đầu bà Hương từ chối làm tất cả các mặt nạ hiện đại, sau được ông Hòa thuyết phục thì bà cũng chấp nhận.

Về giá thành sản phẩm thì hiện gia đình bà Lan có gần 20 loại đồng giá 40.000 đồng, loại 50.000 đồng hay 70.000 đồng cũng có, còn loại mặt nạ đắt nhất đội cả đầu thì có giá thành 150.000 đồng.

Về giá thành sản phẩm thì hiện gia đình bà Lan có gần 20 loại đồng giá 40.000 đồng, loại 50.000 đồng hay 70.000 đồng cũng có, còn loại mặt nạ đắt nhất đội cả đầu thì có giá thành 150.000 đồng.

Việc làm mặt nạ giấy bồi tuy không quá khó nhưng đòi hỏi người làm phải kiên trì, tỉ mỉ. Mỗi ngày, hai vợ chồng ông Hòa làm đều đặn 10 tiếng. "Còn sức là còn làm, tôi và chồng sẽ không nghỉ nghề. Một phần vì gắn bó với nghề lâu nên giữa chúng tôi và nghề như có sợi dây liên kết đặc biệt, nếu thiếu vắng sẽ buồn tay buồn chân. Một phần vì bây giờ nghỉ thì ngồi không cũng chán", bà Lan chia sẻ.

Việc làm mặt nạ giấy bồi tuy không quá khó nhưng đòi hỏi người làm phải kiên trì, tỉ mỉ. Mỗi ngày, hai vợ chồng ông Hòa làm đều đặn 10 tiếng. "Còn sức là còn làm, tôi và chồng sẽ không nghỉ nghề. Một phần vì gắn bó với nghề lâu nên giữa chúng tôi và nghề như có sợi dây liên kết đặc biệt, nếu thiếu vắng sẽ buồn tay buồn chân. Một phần vì bây giờ nghỉ thì ngồi không cũng chán", bà Lan chia sẻ.

Thăm 'xưởng' mặt nạ giấy bồi duy nhất còn lại ở phố cổ Hà Nội - 13

Mặt nạ giấy bồi thủ công của vợ chồng ông Hòa được trưng bày nổi bật tại nhiều cửa hàng trên phố Hàng Mã, thu hút sự chú ý của đông đảo người qua lại.

Mặt nạ giấy bồi thủ công của vợ chồng ông Hòa được trưng bày nổi bật tại nhiều cửa hàng trên phố Hàng Mã, thu hút sự chú ý của đông đảo người qua lại.

Dù còn gần một tháng nữa mới đến Tết Trung Thu, nhưng thị trường lồng đèn tại TPHCM đã sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, thay vì chứng kiến sự lên ngôi của các sản phẩm lồng đèn truyền thống như 2 năm gần đây, lồng đèn "ngoại" (nhập khẩu từ nước ngoài) lại tràn ngập các cửa hàng, chợ và cả trên các nền tảng mua sắm trực tuyến.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lâm Thuỳ Dương - Đức Nguyễn ([Tên nguồn])
Tết Trung thu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN