Thăm ngôi làng toàn đàn ông may áo dài

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, làng Trạch Xá, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) nổi tiếng với nghề may áo dài truyền thống. Điểm đặc biệt ở làng nghề này, là các nghệ nhân đi trước chủ yếu truyền lại nghề cho đàn ông, con trai trong gia đình, và truyền thống đó lưu giữ đến tận hôm nay.

Người dân làng Trạch Xá lưu truyền rằng: năm 968, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi vua, vua Đinh Tiên Hoàng đến vùng đất Sơn Tây để chiêu mộ hiền tài, tướng giỏi và đã gặp bà Nguyễn Thị Sen. Ở tuổi trăng tròn, nết na, xinh đẹp, giỏi may vá thêu thùa, bà Sen đã được vua phong Tứ phi. Với sự khéo léo và thông minh, bà đã phát triển nghề may trong cung vua mà trước đó chưa từng có

Người dân làng Trạch Xá lưu truyền rằng: năm 968, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi vua, vua Đinh Tiên Hoàng đến vùng đất Sơn Tây để chiêu mộ hiền tài, tướng giỏi và đã gặp bà Nguyễn Thị Sen. Ở tuổi trăng tròn, nết na, xinh đẹp, giỏi may vá thêu thùa, bà Sen đã được vua phong Tứ phi. Với sự khéo léo và thông minh, bà đã phát triển nghề may trong cung vua mà trước đó chưa từng có

Nổi tiếng trong làng Trạch Xá là cụ Nguyễn Văn Nhiên, năm nay cụ gần 100 tuổi. Cụ Nhiên là một trong những nghệ nhân may áo dài nhiều tuổi nhất tại đây. Do tuổi già, sức khoẻ không cho phép, cụ Nhiên không còn may áo dài nữa mà truyền nghề lại cho con cháu. Cụ Nhiên chia sẻ: "Đàn ông ngày xưa phù hợp mang nghề đi hành hương kiếm sống, còn phụ nữ ở nhà lo chăm sóc con cái, lo việc đồng áng. Về sau, làng cũng bắt đầu truyền dạy nghề cho phụ nữ."

Nổi tiếng trong làng Trạch Xá là cụ Nguyễn Văn Nhiên, năm nay cụ gần 100 tuổi. Cụ Nhiên là một trong những nghệ nhân may áo dài nhiều tuổi nhất tại đây. Do tuổi già, sức khoẻ không cho phép, cụ Nhiên không còn may áo dài nữa mà truyền nghề lại cho con cháu. Cụ Nhiên chia sẻ: "Đàn ông ngày xưa phù hợp mang nghề đi hành hương kiếm sống, còn phụ nữ ở nhà lo chăm sóc con cái, lo việc đồng áng. Về sau, làng cũng bắt đầu truyền dạy nghề cho phụ nữ."

Chị Phạm Hải - con dâu cụ Nhiên, theo nghề may áo dài nhà chồng. Công việc của chị là thêu họa tiết trên áo.

Chị Phạm Hải - con dâu cụ Nhiên, theo nghề may áo dài nhà chồng. Công việc của chị là thêu họa tiết trên áo.

Các họa tiết hoa sẽ được phác trước khi thêu. Công đoạn thêu đòi hỏi sự khéo léo và kiên nhẫn.

Các họa tiết hoa sẽ được phác trước khi thêu. Công đoạn thêu đòi hỏi sự khéo léo và kiên nhẫn.

Anh Lê Văn Duẩn (51 tuổi) theo nghề may áo dài được hơn 30 năm. Anh Duẩn cho biết gia đình chủ yếu may áo dài cho nữ giới.

Anh Lê Văn Duẩn (51 tuổi) theo nghề may áo dài được hơn 30 năm. Anh Duẩn cho biết gia đình chủ yếu may áo dài cho nữ giới.

Những chiếc áo dài được đặt tại đây sẽ có giá từ 700.000 đồng tùy theo chất liệu với các chi tiết thêu và đường may tỉ mỉ.

Những chiếc áo dài được đặt tại đây sẽ có giá từ 700.000 đồng tùy theo chất liệu với các chi tiết thêu và đường may tỉ mỉ.

May áo dài sẽ được thực hiện qua các bước: chọn vải, lấy số đo, cắt, máy, khâu...

May áo dài sẽ được thực hiện qua các bước: chọn vải, lấy số đo, cắt, máy, khâu...

Công đoạn đo vải sao cho thật chính xác, đúng số đo đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ.

Công đoạn đo vải sao cho thật chính xác, đúng số đo đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ.

Để có một đường vải đẹp, người thợ phải cắt vải phải dứt khoát và cẩn thận.

Để có một đường vải đẹp, người thợ phải cắt vải phải dứt khoát và cẩn thận.

Trước đây, áo dài của làng Trạch Xá được làm thủ công hoàn toàn. Hiện nay, mặc dù có sự hỗ trợ của máy móc nhưng những người thợ của làng vẫn chú tâm các bước thủ công trong việc gia công sản phẩm.

Trước đây, áo dài của làng Trạch Xá được làm thủ công hoàn toàn. Hiện nay, mặc dù có sự hỗ trợ của máy móc nhưng những người thợ của làng vẫn chú tâm các bước thủ công trong việc gia công sản phẩm.

Hầu hết đàn ông trong làng đều duy trì nghề theo hình thức "cha truyền con nối” nghề may. “Tôi học nghề ngay từ khi còn bé, được ông cha truyền lại. Nay gia đình tôi có hai cậu con trai cũng sẽ sớm theo nghề bố” – anh Tạ Quang Nhạ (43 tuổi) chia sẻ.

Hầu hết đàn ông trong làng đều duy trì nghề theo hình thức "cha truyền con nối” nghề may. “Tôi học nghề ngay từ khi còn bé, được ông cha truyền lại. Nay gia đình tôi có hai cậu con trai cũng sẽ sớm theo nghề bố” – anh Tạ Quang Nhạ (43 tuổi) chia sẻ.

Anh Nhạ thực hiện bước cắt cổ áo.

Anh Nhạ thực hiện bước cắt cổ áo.

Sau khi cắt, cổ áo sẽ được may vào cẩn thận, khớp và phù hợp tổng thể chiếc áo dài.

Sau khi cắt, cổ áo sẽ được may vào cẩn thận, khớp và phù hợp tổng thể chiếc áo dài.

Nghề may áo dài ở Trạch Xá phát triển nhất vào khoảng thời gian những năm 80 của thế kỷ trước, tuy nhiên tới nay không được phổ biến như trước nữa. Vì vậy nhiều người dân trong làng đã mở các cửa hàng may đo hoặc kinh doanh áo dài tại trung tâm Hà Nội, như các tuyến phố Lương Văn Can, Cầu Gỗ, Phố Huế...

Nghề may áo dài ở Trạch Xá phát triển nhất vào khoảng thời gian những năm 80 của thế kỷ trước, tuy nhiên tới nay không được phổ biến như trước nữa. Vì vậy nhiều người dân trong làng đã mở các cửa hàng may đo hoặc kinh doanh áo dài tại trung tâm Hà Nội, như các tuyến phố Lương Văn Can, Cầu Gỗ, Phố Huế...

Áo dài ngày nay được “hiện đại hóa” để phù hợp với thị trường cũng như xu hướng. Nhưng những chiếc áo ở làng Trạch Xá vẫn được may với phương pháp thủ công và kinh nghiệm lâu đời và hơn hết là giữ được vẻ đẹp truyền thống.

Áo dài ngày nay được “hiện đại hóa” để phù hợp với thị trường cũng như xu hướng. Nhưng những chiếc áo ở làng Trạch Xá vẫn được may với phương pháp thủ công và kinh nghiệm lâu đời và hơn hết là giữ được vẻ đẹp truyền thống.

Làng Đồng Kỵ ‘vàng son’ một thời giờ ra sao?

Làng gỗ Đồng Kỵ Bắc Ninh từng là một làng nghề sầm uất, nhộn nhịp bậc nhất cả nước. Nhưng từ thời điểm bắt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Vũ ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN