Thả con nhả nhiều nhớt ở ao bèo, cho ăn lá cây, lãi 10 triệu/tháng

Sự kiện: Kinh Doanh

Sau nhiều năm trăn trở, tìm cách làm giàu, thoát khỏi cảnh túng thiếu…giờ đây chị Nguyễn Thị Thắng (ở xóm Ngọc Thành, xã miền núi Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) đã thành công với mô hình nuôi ốc bươu đen sinh sản (hay còn gọi là ốc nhồi). Nhờ nuôi ốc bươu đen trong ao bèo mà chị Thắng có thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng...

Sau nhiều lần trăn trở, suy tính nuôi con gì để phát triển kinh tế gia đình. Đến tháng 4/2016, chị Nguyễn Thị Thắng qua tìm hiểu báo chí, chị đã quyết định ra miền Bắc mua giống ốc bươu đen (ốc nhồi) về thả trong ao bèo với diện tích trên 1.500m2 của gia đình. Sau gần 6 tháng xuống giống ốc bươu đen, chị Thắng thu hoạch lứa đầu được 3 tạ ốc thịt thương phẩm, thu về 26 triệu đồng.

Thả con nhả nhiều nhớt ở ao bèo, cho ăn lá cây, lãi 10 triệu/tháng - 1

Chị Thắng phấn khởi khi nuôi ốc bươu đen đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Trao đổi với phóng viên báo Dân Việt, chị Thắng chia sẻ: “Ban đầu tôi mua ốc giống hết 15 triệu đồng, vừa tôi vừa học hỏi kinh nghiệm nuôi ốc bươu đen. Tôi nhận thấy ốc bươu đen hay còn gọi là ốc nhồi dễ nuôi chủ yếu nước trong ao phải sạch, không nhiễm thuốc trừ sâu. Thức ăn của ốc nhồi chủ yếu là các loại lá cây như lá chuối, khoai lang, rau cải, lá sắn. Vì vậy, gia đình tận dụng đất còn bỏ hoang trồng thêm lá cây làm thức ăn cho ốc...".

Nhờ nắm bắt được kỹ thuật nuôi ốc nhồi nên việc chăm sóc ốc của gia đình chị Thắng cũng thuật lợi. Ốc nhồi sinh trưởng tốt, cứ sau khoảng 5 tháng lại thu hoạch một lứa ốc. Trong năm 2018, gia đình chị Thắng thu hoạch được khoảng 1 tấn ốc bươu đen; với giá bán 80.000 đồng/kg gia đình thu về gần 80 triệu đồng. Bên cạnh đó, chị còn bán ốc nhồi giống với giá 300.000 đồng/kg. Tính ra, mỗi tháng, chị Thắng thu được khoảng 10 triệu đồng từ việc nuôi ốc bươu...

Thả con nhả nhiều nhớt ở ao bèo, cho ăn lá cây, lãi 10 triệu/tháng - 2

Trứng ốc bươu đen được chị Thắng lựa chọn cẩn thận trước khi đưa đi ấp.

Chị Thắng cho biết thêm: “Ốc bươu đen đẻ trứng từ tháng giêng đến tháng 9 âm lịch. Để gây ốc giống, sau khi ốc mẹ đẻ trứng, tôi ngồi tỉ mẫn nhặt trứng bỏ vào rổ nhựa nhỏ sau đó đặt vào chậu nhựa lớn có đổ nước. Phía dưới chậu có lót kê một chiếc bát để tránh trứng ốc bị ngập nước; mỗi chậu nhựa như vậy đặt 4 rổ nhựa nhỏ, sau đó đưa vào nơi thoáng mát, sau 20 ngày trứng ốc nhồi sẽ nở”.

Nói về kỹ thuật nuôi ốc bươu đen chị Thắng chia sẻ: Tuy là một loài dễ nuôi và sinh trưởng tốt, nhưng cũng cần có kinh nghiệm, nước trong ao nuôi có độ sâu tầm 1m trở lại, mật độ thả 100 con/m2. Cứ khoảng 10 ngày tháo 2/3 nước, thay nước mới vào ao. Bờ ao nuôi ốc bươu đen phải luôn được phát dọn sạch sẽ, tránh chuột làm tổ ăn ốc và trứng. Cứ 3 - 4 ngày cho ốc ăn một lần bằng các loại lá cây. Trong quá trình nuôi phải tránh để ốc bươu vàng xuất hiện, bởi ốc bươu vàng sẽ phát triển lấn át mất ốc bươu đen.

Thả con nhả nhiều nhớt ở ao bèo, cho ăn lá cây, lãi 10 triệu/tháng - 3

Ốc bươu đen dễ nuôi nên việc chăm sóc cũng không quá khó.

Đầu năm 2019 đến nay, gia đình chị Thắng đang tập trung sản xuất ốc bươu giống để cung cấp cho người nuôi trong và ngoài tỉnh Nghệ An.

Cùng với việc nuôi ốc bươu đen hay còn gọi là ốc nhồi, gia đình chị Thắng kết hợp thả thêm cá vào diện tích ao nuôi ốc. Việc nuôi cá không ảnh hưởng đến sinh trưởng của ốc bươu đen; ngoại trừ không được nuôi cá trắm đen, cá dơi trắng, cá chép, bởi đây là những loại cá ăn ốc. Việc nuôi cá và ốc kết hợp đã cho chị Thắng thu nhập gần 200 triệu đồng mỗi năm.

Chàng trai khuyết tật học ngành y nhưng về quê nuôi lợn, kiếm nửa tỷ/năm

Không được “bình thường” như bao người khác, Lý Minh Bút vẫn luôn cố gắng vươn lên, từ hai bàn tay trắng, nay anh đã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mỹ Hà ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN