Tàu thuyền dè dặt ra khơi, thủy hải sản khan hiếm, tăng giá

Việc giá xăng, dầu liên tục tăng cao khiến nhiều chủ tàu thuyền dè dặt ra khơi, dẫn đến các mặt hàng thủy hải sản khan hiếm, giá tăng.

Cụ thể, các mặt hàng hải sản tươi sống giá đều tăng cao, cá thu 300.000 - 350.000 đồng/kg (trước là 250.000 - 270.000 đồng/kg), cá bạc má 150.000 đồng/kg (trước là 100.000 đồng/kg); ghẹ xanh 600.000 - 700.000 đồng/kg (tăng 200.000 đồng/kg); mực 250.000 - 300.000 đồng/kg (trước là 200.000 - 220.000 đồng/kg)…

Giá xăng tăng, nhiều tàu "nằm bờ", hải sản khan hiếm

Giá xăng tăng, nhiều tàu "nằm bờ", hải sản khan hiếm

Chị Lê Hoài Thu, phường Đông Sơn (TP Thanh Hoá) cho biết, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của gia đình. Giá tăng khiến gia đình chị không dám mua những thực phẩm đắt tiền. Cả nhà chủ yếu sử dụng trứng gà, thỉnh thoảng mua thịt, cá, ngay cả rau xanh cũng không dám mua nhiều.

Không chỉ hải sản, mà nhiều mặt hàng khác như giá rau, củ, quả cũng tăng giá. Tại chợ đầu mối rau quả Đông Hương (TP Thanh Hóa) các loại rau đều tăng hơn ngày thường như cải ngọt, cải bẹ có giá 10.000 đồng/mớ, bắp cải được bán với giá 10.000 đồng/kg, su su 13.000 đồng/kg, cà chua 15.000-20.000 đồng/kg. Đáng chú ý, các loại rau gia vị như hành lá, rau mùi, mùi tàu, thì là... có mức giá tăng chóng mặt, thậm chí mỗi kg rau này còn đắt hơn cả 1 kg thịt lợn.

Xăng dầu tăng, cùng với nhiều nguyên nhân khác khiến rau xanh tăng giá.

Xăng dầu tăng, cùng với nhiều nguyên nhân khác khiến rau xanh tăng giá.

Lý giải nguyên nhân khiến giá rau xanh đột ngột tăng mạnh, nhiều tiểu thương cho biết những ngày gần đây họ chỉ nhập được 1/3 lượng rau so với trước, một phần do ảnh hưởng của dịch bệnh nên nhu cầu dự trữ rau xanh của người dân cũng tăng, trong khi đó giá xăng tăng kéo theo nhiều chi phí khác. Ngoài ra, đây là thời điểm kết thúc vụ rau, người dân thu hoạch hết lứa rau cũ, trồng lứa rau mới nên nguồn cung hạn chế hơn.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng

Theo số liệu của Chi cục Thống kê Thanh Hóa, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng 1,25% so với tháng 1/2022. So với cùng kỳ năm trước, CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2022 tăng 1,46%.

Trong đó, có 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước, gồm: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình; nhóm giao thông tăng; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác. Có 2/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm so với tháng trước, gồm:nhóm đồ uống và thuốc lá giảm; nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép; Ba nhóm hàng hóa còn lại giá cả ổn định, chỉ số giá không tăng, không giảm là: nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm bưu chính viễn thông và nhóm giáo dục.

Số lượng lớn tàu "nằm bờ" do xăng dầu tăng

Số lượng lớn tàu "nằm bờ" do xăng dầu tăng

Theo Sở Công thương Thanh Hoá, hiện nay, nhiều yếu tố bất lợi như xăng dầu, thép xây dựng… đang tăng mạnh, dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã tác động trực tiếp đến việc điều hành giá trên địa bàn. Sự biến động tăng giá đối với các yếu tố đầu vào sản xuất (vật liệu xây dựng, xăng, dầu..) đã làm giá thành sản xuất tăng nên đẩy giá bán sản phẩm tăng. Sở đang tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá của các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, xăng dầu, gas…) để có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn hàng để hạn chế tăng giá; thông tin kịp thời, chính xác và rõ ràng các chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành nhằm loại bỏ thông tin sai lệch về giá cả thị trường, gây tâm lý hoang mang cho người dân.

Nguồn: [Link nguồn]

Chóng mặt khi giá hàng hóa ''nhảy múa''

Những ngày gần đây, nhiều người dân hoa mắt chóng mặt vì giá xăng, dầu, thực phẩm, cước vận tải… liên tục tăng cao.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Lam ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN