Tăng giá điện 7,5% không ảnh hưởng nhiều đến CPI

"Việc tăng giá điện 7,5% đã đạt yêu cầu cơ bản là EVN bán giá điện trên giá thành, có lãi và dư một phần để bù đắp chênh lệch tỷ giá khoảng 1.000 tỷ đồng", Bộ trưởng Bùi Quang Vinh phân tích.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nêu quan điểm về mức điều chỉnh giá điện bán lẻ trong nước vừa qua tại cuộc họp Ban chỉ đạo liên bộ về phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô quý I/2015 chiều tối 30/3.

Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, việc giá điện tăng thêm 7,5% trong bối cảnh hiện nay của nền kinh tế không ảnh hưởng đáng kể tới chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và tốc độ tăng trưởng GDP.

Tuy nhiên, ý kiến của Thống đốc Bình không nhận được sự đồng tình tới từ các bộ, ngành. Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nêu quan điểm, giá điện điều chỉnh tăng 7,5% là trong lộ trình phê duyệt, đã tính toán và cân nhắc tới tác động kinh tế xã hội để đưa ra tỷ lệ phù hợp. Ngoài ra, Chính phủ vẫn duy trì chế độ chính sách hỗ trợ hộ nghèo, tương đương khoảng 143 tỷ đồng.

Tăng giá điện 7,5% không ảnh hưởng nhiều đến CPI - 1

Tăng giá điện 7,5% không ảnh hưởng nhiều đến CPI.

Cho rằng nhận định của Thống đốc Nguyễn Văn Bình về mức tăng của giá điện là "hơi lạc quan", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Bùi Quang Vinh thẳng thắn, khi đưa ra phương án điều chỉnh giá điện Bộ Tài chính đã tính toán kỹ 3 phương án và tác động của các phương án này tới GDP. Đơn cử, nếu giá điện tăng tới 9,5% thì GDP sẽ giảm 0,4%...

"Việc tăng giá điện 7,5% đã đạt yêu cầu cơ bản là EVN bán giá điện trên giá thành, có lãi và dư một phần để bù đắp chênh lệch tỷ giá khoảng 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra, mức điều chỉnh 7,5% là hợp lý do cũng không tác động quá lớn tới tăng trưởng GDP, vì điện là đầu vào trực tiếp của nhiều lĩnh vực sản xuất quan trọng của nền kinh tế" - Bộ trưởng Vinh phân tích.

Tính toán của ngành công thương cho thấy, với các lĩnh vực như sản xuất như thép và xi măng thì giá điện tăng 7,5% thì giá thành chỉ tăng 0,07 – 0,66%. Nhưng cũng có yếu tố về tâm lý nếu làm không tốt tuyên truyền thì doanh nghiệp có thể lợi dụng tăng giá điện để tăng giá bất hợp lý các sản phẩm khác. "Việc tăng giá điện đã tạo tâm lý tốt, công khai minh bạch, dù có một chút băn khoăn ban đầu" - Bộ trưởng Hoàng chia sẻ.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, điều chỉnh giá điện lên 9,5% có thể giải quyết và xử lý nhanh nhưng lại kéo theo ảnh hưởng tới nhiều vấn đề khác của nền kinh tế.

"Việc điều hành giá xăng, giá điện thời gian vừa qua đã theo nguyên tắc thị trường. Tuy nhiên, các bộ ngành cần theo dõi sát diễn biến để điều chỉnh chính sách kịp thời"- Thủ tướng nhấn mạnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trường Giang (Infonet)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN