Tân sinh viên tại Hà Nội ''sốc'' khi cháy ví vì giá rau cao chót vót

Chuẩn bị tròn 1 tháng sinh hoạt ở Hà Nội, không ít tân sinh viên trải qua những cảm xúc từ "ngỡ ngàng, ngơ ngác" đến "bật ngửa" khi đi chợ mua thực phẩm ở Thủ đô.

Sắp tròn 1 tháng trở thành "cư dân" Thủ đô nhưng sinh viên Vũ Thị Minh (18 tuổi, quê ở Kinh Môn, Hải Dương) cho rằng, bản thân mới trải nghiệm được một phần rất nhỏ trong câu chuyện "đi chợ" Thủ đô.

Minh là sinh viên năm nhất, trường Đại học Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội). Minh chính thức nhập học, trở thành "công dân" Thủ đô từ ngày 5/9/2023. Đến nay, vừa chuẩn bị tròn 1 tháng em sinh hoạt ở Thủ đô.

Bắt đầu cuộc sống ở Hà Nội, Minh quyết định chưa tìm kiếm việc làm thêm để chuyên tâm cho việc học và quen dần với cuộc sống, đường sá nội đô.

Theo Vũ Thị Minh, với 3 củ hành khô này, Minh đã phải chi trả đến 5.000 đồng cho người bán. Ảnh: NVCC

Theo Vũ Thị Minh, với 3 củ hành khô này, Minh đã phải chi trả đến 5.000 đồng cho người bán. Ảnh: NVCC

Bởi vậy, mọi sinh hoạt của Minh ở Hà Nội chủ yếu đến từ sự chu cấp hàng tuần của bố mẹ đang sinh sống ở Hải Dương. Để tiết kiệm chi phí nhất có thể, Minh thường xuyên đi chợ, mua thực phẩm để thực hiện các món ăn mình thích.

Minh cho biết, đến nay, em vẫn chưa quên được giây phút đầu tiên mua thực phẩm ở chợ dân sinh với giá đắt đỏ.

"Tôi quyết định chỉ mua đủ dùng nên ngày đầu đi chợ mua gia vị, thực phẩm, những mặt hàng có thời gian bảo quản ngắn ngày, tôi mua rất ít. Đơn cử như rau xanh, ớt, chanh, tỏi, hành…", Minh cho hay.

Tuy nhiên, khi mua 4 cây cải cho 2 bữa ăn (một mình), Minh tá hỏa khi phải trả đến 14.000 đồng, 1 củ tỏi giá 3.000 đồng và 3 củ hành khô giá 5.000 đồng, 1 quả bí xanh khoảng 1kg giá 43.000 đồng.

Minh ước lượng, củ tỏi giá 3.000 đồng khoảng 20 gram, 3 củ hành giá 5.000 đồng có trọng lượng khoảng 50 gram và 4 cây cải bẹ khoảng 200 gram. Như vậy, nếu tính nhanh, 1kg cải bẹ có giá khoảng 70.000 đồng/kg; 100.000 đồng/kg hành và khoảng 150.000 đồng/kg tỏi.

Minh cho biết, bản thân sinh ra và lớn lên ở thị xã Kinh Môn, Hải Dương - nơi được mệnh danh là "thủ phủ" của hành. Bởi vậy, đã rất sốc khi mua thực phẩm đắt đỏ.

Chuẩn bị tròn 1 tháng sinh hoạt ở Hà Nội, không ít tân sinh viên trải qua những cảm xúc từ "ngỡ ngàng, ngơ ngác" đến "bật ngửa" khi đi chợ mua thực phẩm ở Thủ đô.

Chuẩn bị tròn 1 tháng sinh hoạt ở Hà Nội, không ít tân sinh viên trải qua những cảm xúc từ "ngỡ ngàng, ngơ ngác" đến "bật ngửa" khi đi chợ mua thực phẩm ở Thủ đô.

"Ở nhà, tôi mua cả bó hành treo nắng để dùng dần, mua cả bó to đến 1kg cũng chỉ khoảng 15.000 - 20.000 đồng/kg, thậm chí, hành tươi dùng hàng ngày bán ở chợ cũng rất rẻ. Bởi vậy, mua thực phẩm ở Hà Nội với tôi như một trang sách mới phải làm quen dần", Minh cho hay.

Cùng cảnh với Minh, Nguyễn Thị Hà (18 tuổi, quê ở Lâm Thao, Phú Thọ) chưa hết sốc khi đi chợ mua thực phẩm giá đắt đỏ.

Hà cho biết, bản thân cũng chi trả 5.000 đồng cho 2 quả chanh tươi; 3.000 đồng cho 5 – 6 quả ớt tươi.

"Những ngày đầu, phải dọn dẹp, làm quen chỗ ở mới nên tôi đi chợ mua thực phẩm để nấu ăn, nhưng nhận thấy chi phí đắt đỏ, tôi đã không từ chối thực phẩm của bố mẹ", Hà cho hay.

Bởi vậy, dù đã nhập học và trở thành "công dân Thủ đô gần 1 tháng, Hà cho biết, từ nay trở về sau, em sẽ ưu tiên sử dụng thực phẩm bố mẹ gửi ở quê để vừa an toàn, vừa đảm bảo chi phí.

Giá xăng dầu và giá gas liên tục tăng nhiều phiên, khiến giá cả thực phẩm, hàng hóa khác tăng theo. Bởi vậy, không chỉ người dân cảm thấy "khó đi chợ", mà cả tiểu thương cũng cảm thấy khó bán hàng. Bởi sức mua có dấu hiệu chậm lại do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hơn.

Bà Nguyễn Thị Hồi – tiểu thương chợ Nam Trung Yên (Cầu Giấy) cho biết, khoảng 10 ngày nay, khi xăng RON95-III có giá bán chạm mốc 26.000 đồng/lít, bà Hồi mang theo nỗi lo giảm khách vì chi phí vận chuyển, giá thực phẩm đầu vào tăng giá và đã quyết định giảm 2.000 – 5.000 đồng/kg thịt lợn, trọng lượng khách mua để níu chân khách.

Bà Hồi cũng tỏ ra lo lắng giá chi phí, thực phẩm tiếp tục tăng trước thông tin giá gas trong tháng 10 tiếp tục tăng gần 450.000 đồng/bình 12kg. Điều này, dễ dàng khiến sức mua từ người dân giảm.

Bởi vậy, bà Hồi mong mỏi một chính sách bình ổn từ cơ quan quản lý nhà nước để hàng hóa sẽ bình ổn trở lại.

Nguồn: [Link nguồn]

Giá hàng tiêu dùng đang tăng mỗi ngày

Giá nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đang tăng lên mỗi ngày, trong khi giá xăng dầu cũng không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Khánh ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN