Sức tiêu thụ trong nước "kéo" kinh tế vượt qua tâm dịch Covid-19

Trong 2 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của cả nước tăng trưởng 8,5%, được xem là điểm sáng khi XNK sang Trung Quốc bị thắt chặt.

Nội lực và sức tiêu thụ trong nước "kéo" kinh tế vượt qua tâm dịch Covid-19.

Nội lực và sức tiêu thụ trong nước "kéo" kinh tế vượt qua tâm dịch Covid-19.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, mặc dù các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đã làm hạn chế các hoạt động du lịch, lễ hội…tuy nhiên, trong 2 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ của cả nước đạt mức tăng trưởng 8,5%. Đây được nhận định là tín hiệu tốt cho kinh tế Việt Nam trong giai đoạn xuất nhập khẩu sang Trung Quốc đang bị thắt chặt.

Mặt khác, báo cáo cũng cho thấy, tuy gặp nhiều khó khăn song hoạt động xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng khá với tổng kim nghạch xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm đạt 74 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ nhờ Samsung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phiên bản mới S20 nên xuất, nhập khẩu 2 tháng đầu năm nay giữ được xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, một số mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị cao như: Điện thoại và linh kiện đạt 6,9 tỷ USD, tăng 2,3%; Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 5,4 tỷ USD, tăng 26,7%; Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 3 tỷ USD, tăng 19,6%; Giày dép đạt 2,7 tỷ USD, tăng 3%; Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,5 tỷ USD, tăng 7,1%; Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,4 tỷ USD, tăng 4%.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước như: Thủy sản đạt 912 triệu USD, giảm 17,7%; Cà phê đạt 497 triệu USD, giảm 9,8%; Rau quả đạt 481 triệu USD, giảm 17,4%; Hạt điều đạt 315 triệu USD, giảm 19,3%; Hạt tiêu đạt 81 triệu USD, giảm 18,8%. Riêng gạo đạt 372 triệu USD, tăng 20,5%.

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2020 với kim ngạch đạt 9,8 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước; Trung Quốc đạt 4,8 tỷ USD, tăng 3,7%; Thị trường EU đạt 5 tỷ USD, giảm 7,7%; ASEAN đạt 3,5 tỷ USD, giảm 9,3%; Nhật Bản đạt 3,2 tỷ USD, tăng 8,9%; Hàn Quốc đạt 2,7 tỷ USD, giảm 6,5%.

Về tình hình sản xuất công nghiệp, 2 tháng đầu năm đạt tăng trưởng 6,2%. Đây được đánh giá là tỷ lệ tăng trưởng tốt trong điều kiện các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước cho rằng: "Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã tự chuyển mình thay đổi thị trường khi khó xuất khẩu sang Trung Quốc. Vụ thị trường trong nước cũng đã tích cực sẵn sàng mọi biện pháp để làm cầu nối giữa chủ doanh nghiệp đến các điểm tiêu thụ như các siêu thị hay kết nối các doanh nghiệp với nhau để cùng hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trong nước trong tình thế khó khăn của XNK.

Theo ông Đông, các siêu thị lớn vào cuộc rất tích cực trong các chương trình bình ổn giá giúp kích cầu tiêu dùng trong nước, đặc biệt là chương trình giải cứu trái thanh long và dưa hấu. Ngoài ra, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu như khẩu trang, nước rửa tay, đồ khô, đồ hộp, rau củ quả....thường cháy hàng do người dân dự trữ phòng dịch cũng được các siêu thị lớn cam kết không tăng giá.

"Dưới những gì chúng ta đã làm được trong biến động của dịch bệnh Covid-19, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng lạm phát (CPI) được kiểm soát khi nội lực và sức tiêu thụ trong nước đang có tiến triển tốt", ông Đông khẳng định.

Hãi hùng cơ sở dùng bàn là tái chế khẩu trang đã sử dụng để lừa khách hàng

Hành vi này hết sức nguy hiểm, có thể ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hạnh ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN