Sau tăng lương cơ sở, giá hàng hoá biến động ra sao?
Giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt tăng khi nhu cầu tăng cao vào mùa du lịch là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 2,06% so với cùng kỳ năm trước. .
Đây là số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố. So với tháng 12/2022, CPI tháng 7 tăng 1,13% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,06%.
So với tháng trước, CPI tháng 7 tăng 0,45%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; riêng nhóm bưu chính viễn thông giá giảm 0,12%.
Nhóm tăng mạnh nhất là hàng hóa và dịch vụ khác, tăng 2,84% (dịch vụ vệ sinh môi trường tăng 2,86%; dịch vụ phục vụ cá nhân tăng 0,37%; đồ dùng cá nhân tăng 0,14%; dịch vụ về hiếu hỉ tăng 0,12%).
Nhóm cơ bản như hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,63%. Lương thực tăng 0,31%, trong đó chỉ số giá nhóm gạo tăng 0,24%. Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, các quốc gia tích cực thu mua gạo nhằm bảo đảm an ninh lương thực khi hiện tượng El Nino được dự báo sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động canh tác nông nghiệp trên toàn cầu. Giá gạo tăng tác động đến giá các mặt hàng lương thực chế biến như giá mỳ sợi, mỳ, phở, cháo ăn liền tăng 0,49%; bún, bánh phở, bánh đa tăng 0,36%.
Tốc độ tăng/giảm CPI của tháng 7 và 7 tháng các năm 2019-2023.
Thực phẩm trong tháng tăng 0,79% , cụ thể giá thịt lợn tăng 2,7% so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào mùa du lịch. Nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp nghỉ hè du lịch, cùng với giá điện tăng đã tác động đến giá một số mặt hàng như: Giá thịt gia cầm tăng 0,57% so với tháng trước, trong đó giá thịt gà tăng 0,46%; giá thịt gia cầm khác tăng 0,94%.
Giá thủy hải sản tươi sống tăng 0,14%, trong đó giá cá tăng 0,67%; giá thủy sản chế biến tăng 0,21%. Giá rau tươi, khô và chế biến tăng 1,69% so với tháng trước, chủ yếu do thời tiết nắng nóng kéo dài, một số loại rau, củ hết mùa, trong khi nhu cầu ăn uống ngoài gia đình tăng cao theo mùa du lịch.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,51% do thời tiết nắng nóng kéo dài, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện, nước của người dân tăng lên.
Lạm phát cơ bản tháng 7/2023 tăng 0,36% so với tháng trước, tăng 4,11% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,65% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,12%).
Từ ngày 1/7, lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức được tăng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, tương đương tăng 20,8% so với mức trước đó. Nhiều ý kiến lo ngại, giá hàng hoá sẽ tăng theo lương cơ sở. Theo Tổng cục Thống kê, CPI và tăng lương có tác động lẫn nhau. Lương tăng, đời sống người dân tăng, nhu cầu tăng lên, dẫn đến sự thay đổi quan hệ cung - cầu, kéo theo biến động giá hàng hóa tiêu dùng. Qua các đợt tăng lương cơ sở, giá hàng hóa tiêu dùng tăng, nhất là thực phẩm.
Tuy nhiên, cơ quan thống kê cho rằng, do nhu cầu tiêu dùng của người dân hiện không cao, nguồn cung hàng hóa đảm bảo tốt nên tăng lương có thể kéo theo giá cả hàng hóa tăng, nhưng không đột biến.
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa tới dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, với lịch nghỉ kéo dài 4 ngày liên tục, dự kiến nhu cầu đi lại của người dân tăng cao; hiện giá vé máy bay đi lại...
Nguồn: [Link nguồn]