Sầu riêng đứt lứa, xuất khẩu rau quả rời đỉnh
Trong tháng 7, do nguồn cung sầu riêng khan hiếm, xuất khẩu rau quả giảm 28,2% so với đỉnh kỷ lục hồi tháng 6, nhưng vẫn đạt hơn 475,5 triệu USD
Ngày 20-7, Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) thông tin về số liệu sơ bộ xuất khẩu rau quả tháng 7 và 7 tháng đầu năm.
Theo đó, trong tháng 7 xuất khẩu rau quả ước đạt hơn 475,5 triệu USD giảm 28,2 % với tháng trước (tháng 6 đạt 662,1 triệu USD) và tăng 90,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt hơn 3,254 tỉ USD tăng 68,8% so với cùng kỳ 7 tháng 2022 – vượt giá trị xuất khẩu rau quả cả năm 2022 (3,164 tỉ USD).
Đại diện Vinafruit thông tin thêm, xuất khẩu rau quả trong tháng 5 và 6 đạt đỉnh nhờ cao điểm thu hoạch sầu riêng. Trong tháng 7, sầu riêng miền Đông Nam Bộ vào cuối vụ, sản lượng ít còn sầu riêng Tây Nguyên mới chớm vào mùa sản lượng hạn chế nên có ít hàng để xuất khẩu.
Sầu riêng đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam
Ghi nhận những ngày gần đây, sầu riêng đang ở mức giá rất cao với mức phổ biến từ 80.000 – 90.000 đồng/kg (giống Monthong, Dona) – nhà vườn vô cùng phấn khởi vì lãi lớn.
Ông Nguyễn Văn Mười, Phó trưởng Cơ quan phụ trách phía Nam Hội Làm vườn Việt Nam (VACVINA) dự báo giá sầu riêng vẫn ở mức cao trong thời gian tới vì cuối tháng 8 mới vào vụ chính sầu riêng Tây Nguyên.
"Khi vào vụ chính, giá sầu riêng cũng khó giảm nhiều vì Thái Lan đã hết vụ, sầu riêng Việt Nam 1 mình 1 chợ. Đây là lợi thế rất lớn của sầu riêng Việt Nam nhưng cũng cần phải giữ lợi thế, chất lượng để giữ thị trường." – ông Mười nói.
Tính đến 6 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc tăng trưởng ấn tượng nhất với giá trị đạt 1,76 tỉ USD, tăng 121,9% so với cùng kỳ năm 2022 chiếm tới 65,8% thị phần (cùng kỳ 47,5% thị phần) xuất khẩu rau quả Việt Nam.
Nguồn: [Link nguồn]
Loại quả này có cái tên rất độc đáo, một quả cũng có nhiều hạt nên nhiều người thấy khá lạ lẫm mua về ăn thử.