Sau chuỗi ngày "rớt đáy", tin vui khi giá lợn hơi tăng trở lại

Thời gian gần đây ở khắp 3 miền giá lợn hơi tăng trở lại và theo một số chuyên gia, xu hướng tăng giá có thể kéo dài vì thông tin Trung Quốc tăng nhập thịt lợn.

Ghi nhận mức cao mới 56.000 đồng/kg

Theo Công Thương, sau một ngày lặng sóng, giá lợn hơi tăng thêm 1.000 - 2.000 đồng/kg tại một số địa phương, trong đó ghi nhận mức cao mới 56.000 đồng/kg tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Cụ thể, tại thị trường khu vực miền Bắc ghi nhận giá lợn hơi tăng 1.000 đồng/kg ở một số địa phương, giá thu mua hiện dao động trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg. Trong đó, giá thu mua tại tỉnh Hưng Yên tăng trở lại mức cao nhất khu vực là 54.000 đồng/kg ngang với giá thu mua tại tỉnh Vĩnh Phúc. Giá lợn hơi tại tỉnh Tuyên Quang lên mức 53.000 đồng/kg, cùng mức giá giao dịch tại các địa phương Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Nội.

So với các khu vực khác, giá lợn hơi tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên ghi nhận mức tăng cao nhất 2.000 đồng/kg tại một số địa phương. Hiện khoảng giá giao dịch trên toàn khu vực trong khoảng 52.000 - 56.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tỉnh Quảng Ngãi tăng 2.000 đồng/kg lên mức cao nhất khu vực là 56.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tại tỉnh Bình Thuận tăng 2.000 đồng/kg lên mức 55.000 đồng/kg. Sau khi tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, lợn hơi tại tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Đắk Lắk đang được thu mua tương ứng với giá 53.000 đồng/kg và 54.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại khu vực phía Nam cũng tăng theo xu hướng chung của thị trường, hiện dao động trong khoảng 52.000 - 55.000 đồng/kg.

Trong đó, giá thu mua lợn hơi tại các tỉnh Tây Ninh, Bến Tre tăng thêm 1.000 đồng/kg, tương ứng là 53.000 đồng/kg và 54.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tại tỉnh Đồng Nai hiện ghi nhận mức cao nhất khu vực là 55.000 đồng/kg cùng với giá thu mua tại tỉnh Long An.

Thông tin trên Thanh Niên, theo một số chuyên gia, giá lợn trong nước có thể tiếp tục giữ xu hướng tăng nhờ thông tin tích cực từ thị trường Trung Quốc. 

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Xuất khẩu thịt, sản phẩm thịt đạt 25,6 triệu USD

Theo thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong quý I/2023, Việt Nam xuất khẩu được 5,83 nghìn tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 25,62 triệu USD, tăng 70,3% về lượng và tăng 81,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các nước thuộc khu vực châu Á, trong đó xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông là nhiều nhất, chiếm 44,04% về lượng và chiếm 64,84% về trị giá trong tổng xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt của cả nước, với gần 2,57 nghìn tấn, trị giá 16,61 triệu USD, tăng 79,8% về lượng và tăng 102% về trị giá so với quý I/2022.

Trong quý I/2023, xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, lượng thịt lợn xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn đang quá nhỏ so với tổng sản lượng sản xuất. Thời gian tới, để đẩy mạnh xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt, Việt Nam phải đồng thời đáp ứng được những yêu cầu của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và các quy định thị trường mà chúng ta hướng tới. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh làm cơ sở bảo đảm nguồn cung thực phẩm và phục vụ xuất khẩu.

Theo nhiều hộ chăn nuôi, giá lợn hơi từ cuối năm 2022 đến nay liên tục giảm, chưa có dấu hiệu tăng trở lại. So với cùng kỳ năm 2020, 2021, giá lợn hơi hiện đang giảm khoảng 40 - 45%.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi lợn, các chuyên gia cũng kiến nghị ngành chức năng cần tìm giải pháp kéo, giảm giá các loại thức ăn chăn nuôi. Ðặc biệt, cần tổ chức lại việc chăn nuôi lợn gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm bảo đảm cân đối cung - cầu và ổn định giá cả đầu ra cho người chăn nuôi.

Để nâng cao sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định, không cách nào khác là nâng cao chất lượng con giống, giảm chi phí thức ăn chăn nuôi. Hiện, Bộ đã chỉ đạo Tập đoàn C.P trồng nguyên liệu tại chỗ sắn, ngô, đậu tương để cân đối giá thành thức ăn chăn nuôi, bởi hiện nay, mặc dù giá nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thấp nhưng phụ thuộc vào nhập khẩu khiến chúng ta bị động. Bên cạnh đó, đích đến là phải tăng chế biến và xuất khẩu để giảm sức ép tiêu thụ tại thị trường trong nước.

Trước đó tại cuộc họp, tại cuộc họp báo thường kỳ quý I/2023 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, Bộ sẽ chỉ đạo Cục chăn nuôi áp dụng các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển chăn nuôi, trong đó có hỗ trợ nhiều mặt trong chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi trong thời gian tới.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, năm 2023 là năm tiếp tục lan tỏa sâu sắc và cụ thể hơn trong "chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp". Tư duy kinh tế là tư duy thị trường, khơi thông thị trường quyết định sản xuất bền vững, tín hiệu thị trường là chỉ dấu cho đầu vào sản xuất. Tư duy kinh tế là "chuyển từ tăng trưởng đơn giá trị sang tăng trưởng tích hợp đa giá trị".

Nguồn: [Link nguồn]

Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh kể từ 15h hôm nay 11/5

Liên Bộ Công thương Tài chính quyết định giảm giá lần thứ 3 liên tiếp đối với các mặt hàng xăng dầu trong kì điều hành này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trúc Chi ([Tên nguồn])
Biến động giá thịt lợn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN