Rùng mình ruộng rau sống nhờ nước thải ô nhiễm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Những năm trở lại đây, nền kinh tế phát triển kéo theo lượng rác, nước thải tăng nhanh dẫn đến ô nhiễm môi trường. Tại khu phố Hòa Bình, phường Võ Cường (TP. Bắc Ninh), cả một vùng rộng hơn 32ha trồng rau, hoa màu, đang ngày ngày dùng nguồn nước ô nhiễm tưới tiêu, chăm sóc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Toàn phường Võ Cường (TP. Bắc Ninh) hiện có 78 ha đất canh tác trồng rau xanh và hoa màu, hàng ngày cung cấp ra ngoài thị trường trên 10 tấn rau, củ quả các loại, chủ yếu người dân giao bán cho các chợ đầu mối tại thành phố Bắc Ninh và một số tỉnh lân cận như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương.

Toàn phường Võ Cường (TP. Bắc Ninh) hiện có 78 ha đất canh tác trồng rau xanh và hoa màu, hàng ngày cung cấp ra ngoài thị trường trên 10 tấn rau, củ quả các loại, chủ yếu người dân giao bán cho các chợ đầu mối tại thành phố Bắc Ninh và một số tỉnh lân cận như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương.

Trong đó tại khu Hòa Đình có 32 ha đất trồng rau màu đang bị ảnh hưởng lớn từ nguồn nước tưới tiêu ô nhiễm của làng nghề giấy Phong Khê cạnh đó thải ra.

Trong đó tại khu Hòa Đình có 32 ha đất trồng rau màu đang bị ảnh hưởng lớn từ nguồn nước tưới tiêu ô nhiễm của làng nghề giấy Phong Khê cạnh đó thải ra.

Đến thời điểm hiện tại, toàn khu có gần 300 hộ chuyên trồng rau và hoa màu. Các loại rau màu ở đây được trồng xen kẽ, quanh năm nối tiếp nhau tạo vòng quay để sử dụng đất khép kín với nhiều loại cây như: Rau thơm, cà rốt, su hào, bắp cải, hành tây,…

Đến thời điểm hiện tại, toàn khu có gần 300 hộ chuyên trồng rau và hoa màu. Các loại rau màu ở đây được trồng xen kẽ, quanh năm nối tiếp nhau tạo vòng quay để sử dụng đất khép kín với nhiều loại cây như: Rau thơm, cà rốt, su hào, bắp cải, hành tây,…

Rùng mình ruộng rau sống nhờ nước thải ô nhiễm - 4

Cứ đều đặn 18/24h mỗi ngày, người dân trong vùng lại ra ruộng thu hoạch những loại rau xanh, hoa màu để vận chuyển tới chợ đầu mối trong vùng giao cho các tiểu thương từ các nơi đổ về thu mua.

Cứ đều đặn 18/24h mỗi ngày, người dân trong vùng lại ra ruộng thu hoạch những loại rau xanh, hoa màu để vận chuyển tới chợ đầu mối trong vùng giao cho các tiểu thương từ các nơi đổ về thu mua.

Rùng mình ruộng rau sống nhờ nước thải ô nhiễm - 6

Nhìn những mớ rau xanh non mơn mởn ngoài chợ, ít người có thể biết rằng những mớ rau này đã và đang được  tưới bằng nước thải ô nhiễm đầy hóa chất độc hại, do bị ảnh hưởng từ làng nghề giấy Phong Khê thải ra.

Nhìn những mớ rau xanh non mơn mởn ngoài chợ, ít người có thể biết rằng những mớ rau này đã và đang được  tưới bằng nước thải ô nhiễm đầy hóa chất độc hại, do bị ảnh hưởng từ làng nghề giấy Phong Khê thải ra.

Theo ghi nhận PV, nguồn nước tưới tiêu luôn trong tình trạng đen kịt, bọt sủi trắng xóa, kèm với mùi hôi thôi bốc lên khó chịu.

Theo ghi nhận PV, nguồn nước tưới tiêu luôn trong tình trạng đen kịt, bọt sủi trắng xóa, kèm với mùi hôi thôi bốc lên khó chịu.

Mương dẫn nước ô nhiễm là nguồn nước tưới chính cho 32ha rau, hoa màu.

Mương dẫn nước ô nhiễm là nguồn nước tưới chính cho 32ha rau, hoa màu.

Theo các hộ dân khu Hòa Đình, dòng nước xung quanh các kênh mương ở đây bị ô nhiễm từ lúc đô thị hóa phát triển. Nhiều dự án công trình mọc lên, khiến ao, hồ trữ nước bị thu hẹp dần, nước tưới tiêu phải lấy từ các kênh mương bị nước thải nhiễm đầy hóa chất độc hại không qua xử lý của làng nghề giấy Phong Khê, xả thẳng ra dòng sông Ngũ Huyện Khê ngay cạnh khu Hòa Đình, sau đó chảy tràn vào các hệ thống kênh mương thủy lợi của bà con nơi đây.

Theo các hộ dân khu Hòa Đình, dòng nước xung quanh các kênh mương ở đây bị ô nhiễm từ lúc đô thị hóa phát triển. Nhiều dự án công trình mọc lên, khiến ao, hồ trữ nước bị thu hẹp dần, nước tưới tiêu phải lấy từ các kênh mương bị nước thải nhiễm đầy hóa chất độc hại không qua xử lý của làng nghề giấy Phong Khê, xả thẳng ra dòng sông Ngũ Huyện Khê ngay cạnh khu Hòa Đình, sau đó chảy tràn vào các hệ thống kênh mương thủy lợi của bà con nơi đây.

Tuy biết là ô nhiễm độc hại là vậy, nhưng người dân trồng rau ở Hòa Đình vẫn phải lấy nguồn nước thải ở Phong Khê vào trong khu đồng để tưới tiêu cho toàn bộ rau trong vùng. Ngoài việc dùng nước thải để tưới cây, những hộ trồng rau ở đây còn phải dùng chính nguồn nước này để rửa rau sau khi thu hoạch.

Tuy biết là ô nhiễm độc hại là vậy, nhưng người dân trồng rau ở Hòa Đình vẫn phải lấy nguồn nước thải ở Phong Khê vào trong khu đồng để tưới tiêu cho toàn bộ rau trong vùng. Ngoài việc dùng nước thải để tưới cây, những hộ trồng rau ở đây còn phải dùng chính nguồn nước này để rửa rau sau khi thu hoạch.

"Sống chung với lũ", bà Nguyễn Thị H. (Hòa Đình, phường Võ Cường) cho biết:"Mấy hôm nay có mưa nên nước cũng đỡ bẩn hơn chứ mấy hôm nắng nóng kéo dài hôi thối không chịu được. Bên cạnh đó, nguồn nước thải ảnh hưởng trực tiếp đến tôi cũng như những người dân nới đây nhưng cực chẳng đã, không dùng nước này chúng tôi cũng không biết lấy nước ở đâu nữa cả".

"Sống chung với lũ", bà Nguyễn Thị H. (Hòa Đình, phường Võ Cường) cho biết:"Mấy hôm nay có mưa nên nước cũng đỡ bẩn hơn chứ mấy hôm nắng nóng kéo dài hôi thối không chịu được. Bên cạnh đó, nguồn nước thải ảnh hưởng trực tiếp đến tôi cũng như những người dân nới đây nhưng cực chẳng đã, không dùng nước này chúng tôi cũng không biết lấy nước ở đâu nữa cả".

Trên tay mớ rau thơm xanh tốt được "tắm" nguồn nước ô nhiễm, bà Nguyễn Thị T. ngán ngẩm: "Việc ô nhiễm này đã diễn ra từ lâu, người dân cũng có báo lên chính quyền nhưng hiện tại vẫn như vậy, sớm mong các cấp giúp bà con chúng tôi đỡ khổ hơn".

Trên tay mớ rau thơm xanh tốt được "tắm" nguồn nước ô nhiễm, bà Nguyễn Thị T. ngán ngẩm: "Việc ô nhiễm này đã diễn ra từ lâu, người dân cũng có báo lên chính quyền nhưng hiện tại vẫn như vậy, sớm mong các cấp giúp bà con chúng tôi đỡ khổ hơn".

Trao đổi với PV, ông Trương Khắc Chính, Phó Chủ tịch UBND phưỡng Võ Cường cho biết: "Hiện tại địa phương đã nắm được thông tin về sự ô nhiễm, đồng thời, UBND phường cũng đang xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, thành phố, sớm xử lý trả lại môi trường bình yên cho người dân".

Trao đổi với PV, ông Trương Khắc Chính, Phó Chủ tịch UBND phưỡng Võ Cường cho biết: "Hiện tại địa phương đã nắm được thông tin về sự ô nhiễm, đồng thời, UBND phường cũng đang xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, thành phố, sớm xử lý trả lại môi trường bình yên cho người dân".

Nguồn: [Link nguồn]

Giá thịt heo nhập nhảy múa

Giá thịt heo tươi sống trong nước đang quá cao nên thịt heo nhập khẩu cũng nương theo để hưởng lợi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tùng ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN