Rong ruổi nghề nuôi ong du mục, kiếm tiền từ những mùa hoa

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Vào các mùa hoa, những người thợ nuôi ong cũng theo đó mà di cư. Cuộc hành trình hết năm này sang năm khác, tuy rất vất vả nhưng đem lại một nguồn thu nhập ổn định.

Rong ruổi nghề nuôi ong du mục, kiếm tiền từ những mùa hoa - 1

Từ tháng 2 đến cuối tháng 6 hàng năm, người nuôi ong từ nhiều tỉnh, thành di chuyển đàn ong về các rừng keo ở huyện Thanh Chương, Nghệ An. Hàng trăm thùng nuôi ong được xếp ngay ngắn dưới tán cây keo.

Chị Đỗ Thị Hoa (quê Hà Nam) có 600 thùng nuôi ong. Chị nói, nếu thời tiết thuận lợi cộng với thức ăn dồi dào, trung bình cứ một tuần người nuôi ong sẽ thu hoạch mật một lần. Công đoạn này gọi là quay mật.

Chị Đỗ Thị Hoa (quê Hà Nam) có 600 thùng nuôi ong. Chị nói, nếu thời tiết thuận lợi cộng với thức ăn dồi dào, trung bình cứ một tuần người nuôi ong sẽ thu hoạch mật một lần. Công đoạn này gọi là quay mật.

Tại trại nuôi ong của chị Hoa, vào ngày quay mật có hơn 10 lao động địa phương làm việc để vận chuyển cầu ong, quay thùng, đóng mật vào can... Mức tiền công trả cho các lao động thời vụ ngang nhau, không phân biệt vị trí việc làm, dao động từ 250.000-270.000 đồng/buổi.

Tại trại nuôi ong của chị Hoa, vào ngày quay mật có hơn 10 lao động địa phương làm việc để vận chuyển cầu ong, quay thùng, đóng mật vào can... Mức tiền công trả cho các lao động thời vụ ngang nhau, không phân biệt vị trí việc làm, dao động từ 250.000-270.000 đồng/buổi.

Khi dỡ khỏi tổ là thời điểm đàn ong hung dữ nhất, bởi vậy phải đốt củi tạo thành các vùng khói để xua ong ra.

Khi dỡ khỏi tổ là thời điểm đàn ong hung dữ nhất, bởi vậy phải đốt củi tạo thành các vùng khói để xua ong ra.

Ngoài dùng khói để xua đuổi ong, những người thợ phải trang bị mũ, lưới che mặt, găng tay và ủng cao su.

Ngoài dùng khói để xua đuổi ong, những người thợ phải trang bị mũ, lưới che mặt, găng tay và ủng cao su.

“Những người được thuê không yêu cầu kinh nghiệm bởi công việc khá đơn giản, chỉ cần hướng dẫn qua là làm được. Tuy nhiên, người nào không ‘dạn’ ong thì không làm được”, chị Hoa cho hay.

“Những người được thuê không yêu cầu kinh nghiệm bởi công việc khá đơn giản, chỉ cần hướng dẫn qua là làm được. Tuy nhiên, người nào không ‘dạn’ ong thì không làm được”, chị Hoa cho hay.

Anh Trần Văn Tuyền, một chủ trại ong cho biết, trung bình một năm, anh thu hoạch khoảng 30 tấn mật. “Nghề này phải ăn ngủ cùng đàn ong để canh giữ, kiểm tra và chăm sóc tổ ong. Mùa cây nhiều hoa, đàn ong cho nhiều mật, để ong không ăn mật, người nuôi phải cho ong ăn thêm bột đậu nành. Mùa khan hoa, bột đậu nành và đường hạt là thức ăn để nuôi sống các đàn ong”, anh nói.

Anh Trần Văn Tuyền, một chủ trại ong cho biết, trung bình một năm, anh thu hoạch khoảng 30 tấn mật. “Nghề này phải ăn ngủ cùng đàn ong để canh giữ, kiểm tra và chăm sóc tổ ong. Mùa cây nhiều hoa, đàn ong cho nhiều mật, để ong không ăn mật, người nuôi phải cho ong ăn thêm bột đậu nành. Mùa khan hoa, bột đậu nành và đường hạt là thức ăn để nuôi sống các đàn ong”, anh nói.

Nghề nuôi ong du mục không phải lúc nào cũng thuận lợi. Bởi đây được xem là một nghề tiềm ẩn nhiều may rủi. Gặp địa điểm thuận lợi, nhiều hoa, thời tiết tốt, ong không bị bệnh... thì người nuôi ong gặp thời.

Nghề nuôi ong du mục không phải lúc nào cũng thuận lợi. Bởi đây được xem là một nghề tiềm ẩn nhiều may rủi. Gặp địa điểm thuận lợi, nhiều hoa, thời tiết tốt, ong không bị bệnh... thì người nuôi ong gặp thời.

Theo anh Tuyền, hết mùa mật keo ở miền Trung sẽ đến mùa mật cao su, cà phê ở Tây Nguyên; mùa hoa nhãn, hoa vải lại quay ra miền Bắc. Thường thì các trại ong thường đóng gần nhau, hỗ trợ nhau quay mật sẽ tiết kiệm được chi phí, nếu các trại xa nhau thì phải thuê nhiều lao động địa phương để kịp tiến độ.

Theo anh Tuyền, hết mùa mật keo ở miền Trung sẽ đến mùa mật cao su, cà phê ở Tây Nguyên; mùa hoa nhãn, hoa vải lại quay ra miền Bắc. Thường thì các trại ong thường đóng gần nhau, hỗ trợ nhau quay mật sẽ tiết kiệm được chi phí, nếu các trại xa nhau thì phải thuê nhiều lao động địa phương để kịp tiến độ.

Nghề nuôi ong du mục mang lại thu nhập cao, tuy nhiên nay đây mai đó, họ phải sống một cuộc sống tạm bợ trong những túp lều xiêu vẹo dựng dưới cánh rừng. Anh Tuyền cho biết, cuối tháng 6, anh sẽ thu dọn trại, chuyển ong vào Tây Nguyên cho vụ mật tiếp theo.

Nghề nuôi ong du mục mang lại thu nhập cao, tuy nhiên nay đây mai đó, họ phải sống một cuộc sống tạm bợ trong những túp lều xiêu vẹo dựng dưới cánh rừng. Anh Tuyền cho biết, cuối tháng 6, anh sẽ thu dọn trại, chuyển ong vào Tây Nguyên cho vụ mật tiếp theo.

Nguồn: [Link nguồn]

Nghe thì bốc mùi nhưng đây là thứ đắt đỏ giúp người dân đổi đời

Vùng đất núi lửa màu mỡ ở tỉnh Itasy, miền trung Madagascar, có một loại cà phê quý hiếm và có hương thơm mà cả con người và động vật thèm muốn dù cái tên của nó không...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Hiền ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN