Rộn ràng mùa quế Bình Liêu

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Những cánh rừng quế của huyện miền núi Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) lại rộn ràng tiếng cười nói. Từ nhà đến ngõ đâu đâu cũng thấy quế; người già, trẻ nhỏ ai cũng bận rộn cho mùa thu hoạch quế chính vụ của năm.

Những ngày tháng 5, khi Mặt trời chưa ló ra khỏi ngọn núi, bà con ở khắp các thôn, bản trên địa bàn huyện Bình Liêu bắt đầu ngày mới với công việc bóc và cạo vỏ quế.

Những ngày tháng 5, khi Mặt trời chưa ló ra khỏi ngọn núi, bà con ở khắp các thôn, bản trên địa bàn huyện Bình Liêu bắt đầu ngày mới với công việc bóc và cạo vỏ quế.

Từ xa, mùi thơm của quế đã lan tỏa khắp các ngả đường.

Từ xa, mùi thơm của quế đã lan tỏa khắp các ngả đường.

Quế là loài cây thân gỗ, lâu năm, cây trưởng thành có thể cao trên 15m. Cây quế trồng ở Bình Liêu sau khoảng chục năm có thể khai thác bóc vỏ lần đầu.

Quế là loài cây thân gỗ, lâu năm, cây trưởng thành có thể cao trên 15m. Cây quế trồng ở Bình Liêu sau khoảng chục năm có thể khai thác bóc vỏ lần đầu.

Mùa thu hoạch quế của Bình Liêu luôn rộn ràng tiếng cười của bà con dân bản, vì cây quế là nguồn thu nhập chính cho gia đình.

Mùa thu hoạch quế của Bình Liêu luôn rộn ràng tiếng cười của bà con dân bản, vì cây quế là nguồn thu nhập chính cho gia đình.

Đàn ông, thanh niên trẻ khỏe phụ trách việc lên rừng tách vỏ để vận chuyển về nhà.

Đàn ông, thanh niên trẻ khỏe phụ trách việc lên rừng tách vỏ để vận chuyển về nhà.

Trung bình mỗi cây quế trưởng thành bóc được từ 12 - 15 kg vỏ. Với giá bán như hiện tại, khoảng 20.000 đồng/1 kg vỏ, mỗi cây quế mang lại thu nhập cho gia đình ở đây khoảng 300.000 đồng.

Trung bình mỗi cây quế trưởng thành bóc được từ 12 - 15 kg vỏ. Với giá bán như hiện tại, khoảng 20.000 đồng/1 kg vỏ, mỗi cây quế mang lại thu nhập cho gia đình ở đây khoảng 300.000 đồng.

Với thu nhập bình quân 1 ha quế từ 400 - 580 triệu đồng/năm, cây quế không chỉ gắn bó "máu thịt" với bà con Bình Liêu, mà còn là cây có giá trị kinh tế to lớn.

Với thu nhập bình quân 1 ha quế từ 400 - 580 triệu đồng/năm, cây quế không chỉ gắn bó "máu thịt" với bà con Bình Liêu, mà còn là cây có giá trị kinh tế to lớn.

Toàn bộ thân, cành, rễ và lá của cây quế đều có thể chưng cất tinh dầu, làm thuốc, làm gia vị.

Toàn bộ thân, cành, rễ và lá của cây quế đều có thể chưng cất tinh dầu, làm thuốc, làm gia vị.

Quế sau khi được cạo vỏ, làm sạch sẽ được mang đi phơi khô.

Quế sau khi được cạo vỏ, làm sạch sẽ được mang đi phơi khô.

Công đoạn cần sự tỉ mẩn, khéo léo chia khúc, phân đoạn và làm sạch vỏ quế sẽ được các mẹ đảm nhiệm.

Công đoạn cần sự tỉ mẩn, khéo léo chia khúc, phân đoạn và làm sạch vỏ quế sẽ được các mẹ đảm nhiệm.

Bà Lê Thị Thu Hương - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Liêu, cho biết: Diện tích vùng trồng quế trên địa bàn huyện là 686,40 ha, trong đó tập trung chủ yếu ở xã Húc Động với diện tích 411,2 ha. Sản lượng quế vỏ (khô) bình quân hàng năm là 300 tấn/năm. Sản lượng thu hoạch từ đầu năm 2024 đến nay là 148 tấn.

Bà Lê Thị Thu Hương - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Liêu, cho biết: Diện tích vùng trồng quế trên địa bàn huyện là 686,40 ha, trong đó tập trung chủ yếu ở xã Húc Động với diện tích 411,2 ha. Sản lượng quế vỏ (khô) bình quân hàng năm là 300 tấn/năm. Sản lượng thu hoạch từ đầu năm 2024 đến nay là 148 tấn.

Không phải ai cũng biết tên của loại cá này. Tùy từng loại mà giá cả bán ra cũng sẽ khác nhau.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Dương ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN