Rộn ràng mùa lặt lá thuê ở thủ phủ mai vàng Bình Định

Sự kiện: Tết Giáp Thìn 2024

Những ngày này, các nhà vườn ở thị xã An Nhơn (Bình Định) lại tất bật xuống lá cho các chậu mai vàng để có hoa kịp bán Tết. Ngoài lao động trong gia đình, các nhà vườn còn thuê thêm nhân công để lặt lá.

Rộn ràng mùa lặt lá thuê ở thủ phủ mai vàng Bình Định. (Clip: Trương Định)

Theo các nhà vườn, việc lặt lá mai được xem là công đoạn quan trọng, cần sự cẩn trọng và tính toán kỹ lưỡng. Thông thường từ ngày 20/11 âm lịch trở đi là thời gian thích hợp để lặt lá mai. Tuy nhiên, cũng phải canh tiết trời để mai nở kịp bán Tết. (Ảnh: Trương Định)

Theo các nhà vườn, việc lặt lá mai được xem là công đoạn quan trọng, cần sự cẩn trọng và tính toán kỹ lưỡng. Thông thường từ ngày 20/11 âm lịch trở đi là thời gian thích hợp để lặt lá mai. Tuy nhiên, cũng phải canh tiết trời để mai nở kịp bán Tết. (Ảnh: Trương Định)

Rộn ràng mùa lặt lá thuê ở thủ phủ mai vàng Bình Định - 2

Vào thời điểm này, các nhà vườn cần người lặt lá mai nên người dân cũng tranh thủ lúc nông nhàn đi lặt thuê để kiếm thêm thu nhập lo sắm Tết. Hiện, một ngày công các lao động kiếm được 180.000 – 200.000 đồng. (Ảnh: Trương Định)

Vào thời điểm này, các nhà vườn cần người lặt lá mai nên người dân cũng tranh thủ lúc nông nhàn đi lặt thuê để kiếm thêm thu nhập lo sắm Tết. Hiện, một ngày công các lao động kiếm được 180.000 – 200.000 đồng. (Ảnh: Trương Định)

Ông Nguyễn Sơn Cờ (65 tuổi, thôn Háo Đức, xã Nhơn An, thị xã An Nhơn) chia sẻ, dịp Tết Nguyên đán này gia đình ông dự tính xuất bán khoảng hơn 1.000 chậu. Gia đình ông cũng mới bắt đầu xuống lá cho mai từ ngày hôm qua (1/1). Theo ông cho biết, thời tiết năm nay khá thất thường, mọi năm vào thời điểm này có thương lái đến vườn để lựa mua cây chưa lặt lá, tuy nhiên năm nay thì chưa thấy gì. (Ảnh: Trương Định)

Ông Nguyễn Sơn Cờ (65 tuổi, thôn Háo Đức, xã Nhơn An, thị xã An Nhơn) chia sẻ, dịp Tết Nguyên đán này gia đình ông dự tính xuất bán khoảng hơn 1.000 chậu. Gia đình ông cũng mới bắt đầu xuống lá cho mai từ ngày hôm qua (1/1). Theo ông cho biết, thời tiết năm nay khá thất thường, mọi năm vào thời điểm này có thương lái đến vườn để lựa mua cây chưa lặt lá, tuy nhiên năm nay thì chưa thấy gì. (Ảnh: Trương Định)

Theo các nhà vườn, việc lặt lá mai khá đơn giản nhưng đòi hỏi nhiều kỹ thuật, tỉ mỉ để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mai. Nếu không khéo sẽ tuốt luôn cả phần nụ hoa nằm ở kẽ lá. (Ảnh: Trương Định)

Theo các nhà vườn, việc lặt lá mai khá đơn giản nhưng đòi hỏi nhiều kỹ thuật, tỉ mỉ để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mai. Nếu không khéo sẽ tuốt luôn cả phần nụ hoa nằm ở kẽ lá. (Ảnh: Trương Định)

Rộn ràng mùa lặt lá thuê ở thủ phủ mai vàng Bình Định - 6

Bà Đặng Thị Kim Long (63 tuổi, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước) chia sẻ: "Giờ là bắt đầu vào mùa lặt lá cho mai, người ta chỉ thuê làm khoảng nửa tháng, nên dù nắng hay mưa cũng tranh thủ đi làm để kiếm thêm đồng ra đồng vào". (Ảnh: Trương Định)

Bà Đặng Thị Kim Long (63 tuổi, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước) chia sẻ: "Giờ là bắt đầu vào mùa lặt lá cho mai, người ta chỉ thuê làm khoảng nửa tháng, nên dù nắng hay mưa cũng tranh thủ đi làm để kiếm thêm đồng ra đồng vào". (Ảnh: Trương Định)

Theo bà Lê Thị Kim Toàn, đầu năm các chủ vườn thuê công làm cỏ, phân, thuốc, đến cuối năm thì vặt lá, trông coi hoa. "Từ ngày ở quê trồng mai rộ, người dân có thêm việc làm, không phải đi làm thuê ở xa. Làm gần nhà thì tiện chăm sóc gia đình, con cái nên mệt mấy cũng gắng". (Ảnh: Trương Định)

Theo bà Lê Thị Kim Toàn, đầu năm các chủ vườn thuê công làm cỏ, phân, thuốc, đến cuối năm thì vặt lá, trông coi hoa. "Từ ngày ở quê trồng mai rộ, người dân có thêm việc làm, không phải đi làm thuê ở xa. Làm gần nhà thì tiện chăm sóc gia đình, con cái nên mệt mấy cũng gắng". (Ảnh: Trương Định)

Rộn ràng mùa lặt lá thuê ở thủ phủ mai vàng Bình Định - 9

Thị xã An Nhơn (Bình Định) được xem là thủ phủ mai vàng lớn nhất miền Trung. Nơi đây có hàng ngàn hộ dân trồng mai, với diện tích khoảng 145ha. Nghề trồng mai góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn. (Ảnh: Trương Định)

Thị xã An Nhơn (Bình Định) được xem là thủ phủ mai vàng lớn nhất miền Trung. Nơi đây có hàng ngàn hộ dân trồng mai, với diện tích khoảng 145ha. Nghề trồng mai góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn. (Ảnh: Trương Định)

Vài năm gần đây, mai Tết đem lại nguồn thu lớn cho thị xã An Nhơn. Đặc biệt, trong năm 2023 vừa qua, doanh thu từ mai vàng đạt khoảng 175 tỷ đồng. (Ảnh: Trương Định)

Vài năm gần đây, mai Tết đem lại nguồn thu lớn cho thị xã An Nhơn. Đặc biệt, trong năm 2023 vừa qua, doanh thu từ mai vàng đạt khoảng 175 tỷ đồng. (Ảnh: Trương Định)

Thị xã An Nhơn sẽ trưng bày khoảng 5.300 tác phẩm mai vàng tại triển lãm mai vàng nghệ thuật xuân Giáp Thìn năm 2024. Sự kiện dự kiến được tổ chức từ ngày 26 – 29/1 (nhằm ngày 16 - 19 tháng chạp) tại Khu trưng bày giới thiệu sản phẩm mai vàng ở thôn Trung Định, xã Nhơn An (thị xã An Nhơn).

Nông sản phục vụ Tết Nguyên đán bất ngờ 'vù vù' tăng giá

Theo các tiểu thương, thời điểm cách Tết Nguyên đán khoảng 1 tháng các tiểu thương, thương lái bắt đầu bung hàng phục vụ khách mua lẻ nên giá bán lẻ các sản phẩm nông sản...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trương Định ([Tên nguồn])
Tết Giáp Thìn 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN