Rõ ràng giá điện tăng, vì sao Tổng cục Thống kê nói giảm?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Dù Tập đoàn Điện lực Việt Nam chính thức tăng giá điện 4,5% từ ngày 9/11, nhưng theo Tổng cục Thống kê tháng 11 giá điện giảm 1,45%. Cơ quan thống kê lý giải thế nào về nghịch lý này?

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, nguyên nhân chính kéo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng là việc một số địa phương thực hiện tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT, tăng học phí theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và giá gạo trong nước tiếp tục tăng theo giá gạo xuất khẩu.

Trong mức tăng 0,25% của CPI tháng 11 so với tháng trước, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm, riêng nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình không biến động.

Trong mức tăng 0,25% của CPI tháng 11 so với tháng trước, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng.

Trong mức tăng 0,25% của CPI tháng 11 so với tháng trước, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng.

Nằm trong nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, giá điện được thống kê giảm 1,45%, dù Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa tăng giá điện.

Lý giải về nghịch lý này, Tổng cục Thống kê cho biết chỉ số giá điện, nước sinh hoạt tháng 11 phản ánh biến động trễ một tháng so với các mặt hàng khác do được tính dựa trên doanh thu và sản lượng tiêu dùng của tháng 10.

Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân điều chỉnh tăng 4,5% áp dụng từ ngày 9/11 theo Quyết định số 1416/QĐ-EVN ngày 8/11/2023 của EVN chưa tác động tới chỉ số giá điện sinh hoạt tháng 11.

Nhóm kéo CPI tăng mạnh nhất là thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 2,9% (làm CPI chung tăng 0,16%). Trong đó, dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú tăng 2,27%; khám chữa bệnh nội trú tăng 5,13%. Nguyên nhân chủ yếu do một số địa phương triển khai áp dụng giá dịch vụ y tế mới theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023 của Bộ Y tế.

Nhóm giáo dục tăng 0,38%, trong đó giá dịch vụ giáo dục tăng 0,42% do một số địa phương thực hiện tăng học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn theo nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh và một số trường đại học, cao đẳng công lập, dân lập, tư thục cũng tăng học phí năm học 2023-2024 để bảo đảm thu chi thường xuyên. Bên cạnh đó, đồ dùng học tập cũng tăng nhẹ.

Một số địa phương có chỉ số giá dịch vụ giáo dục tháng 11 tăng cao so với tháng trước: Long An tăng 29,11%; Vĩnh Phúc tăng 11,21%.

Chỉ số giá các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác như may mặc, mũ nón, giày dép; đồ uống và thuốc lá; hàng ăn và dịch vụ ăn uống; văn hóa, giải trí và du lịch; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng nhẹ.

Ở chiều ngược lại, 2 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm. Nhóm giao thông giảm 0,01% chủ yếu do giá xăng giảm 1,4%; giá dầu diesel giảm 7,14%; giá xe ô tô mới, xe máy và xe ô tô đã qua sử dụng lần lượt giảm nhẹ, do các hãng xe áp dụng chương trình khuyến mại để kích cầu tiêu dùng. Ở chiều ngược lại, giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 12,89%; giá phụ tùng ô tô tăng, bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng nhẹ. Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,11% do giá điện thoại thế hệ cũ giảm.

So với tháng 12/2022, CPI tháng 11 tăng 3,46% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,45%. Bình quân 11 tháng năm 2023, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,27%.

Nguồn: [Link nguồn]

Biểu giá điện mới: Tăng mạnh với hộ sử dụng nhiều

Biểu giá điện mới không tác động nhiều đến các hộ sử dụng ít điện và sử dụng lượng điện trung bình, chỉ tăng mạnh với những hộ sử dụng nhiều điện.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Linh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN