Rau muống phun đẫm hóa chất sẽ có đặc điểm này trên lá
Rau muống là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, nhiễm chì. Nhưng đây lại là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của mỗi gia đình.
Bên cạnh đó với giá bán từ 25.000 - 27.000 đồng/kg thì rau muống là một lựa chọn tốt bởi người ta có thể chế biến các loại món ăn như: Rau muống luộc, rau muống xào, rau muống nộm... giúp cả nhà ngon miệng hơn.
Vậy làm thế nào để nhận biết rau muống sạch và rau muống có hóa chất?
Rau muống được tưới nhiều thuốc trừ sâu sẽ có thân to, lá to và dài hơn bình thường, trông rất non từ gốc đến ngọn.
Dặc biệt, lá rau muống "tắm" hóa chất có màu xanh đen là do hấp thụ nhiều kim loại nặng và khi rửa thì nổi nhiều bọt.
Rau muống dùng chất kích thích để tăng trưởng nhanh thì rất dễ dập nát, khi bẻ đôi thì ít nhựa hơn, để từ sáng tới chiều thì bị héo hoặc vàng úa không ăn được.
Khi luộc, nếu nước rau luộc còn nóng có màu xanh nhạt, khi để nguội thì thành màu xanh đen, có vẩy đen kết tủa thì rau không an toàn. Hơn nữa, rau bị nhiễm độc chì khi ăn thường có vị chát.
Hoặc bạn có thể vắt 1 trái chanh vào nước rau muống sau khi luộc nếu thấy nước không chuyển màu thì đây là rau muống có hoá chất, nếu nước chuyển dần sang màu vàng nhạt là rau muống sạch. Lý giải cho hiện tượng chuyển màu trên là do trong rau muống có chứa kiềm sẽ phản ứng với axit có trong chanh.
Cách chọn rau muống ngon và an toàn: Ngọn nhỏ, hơi cứng, khi ngắt cuống rau ra nhựa, còn tươi xanh. Không nên chọn rau héo úa, có thể đã hái từ hôm trước hoặc để lâu.
Khi rửa rau nên rửa rau dưới vòi nước đang chảy để trôi bụi bẩn, hóa chất theo dòng nước.
Bạn nên chọn mua rau ở cửa hàng rau sạch, siêu thị uy tín, sản phẩm đã được kiểm nghiệm để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Nguồn: [Link nguồn]
Do thời tiết mưa rét kéo dài, đồng thời số ca nhiễm Covid-19 mới tăng mạnh khiến giá rau xanh và hàng loạt các loại nguyên liệu xông hơi hỗ trợ điều trị Covid-19 tăng gấp 2-3...