Rau củ, thịt cá đầy ắp siêu thị tại Hà Nội chỉ sau một đêm
Sáng 19/7, các siêu thị đã đưa thực phẩm, hàng hóa thiết yếu lên kệ đầy ắp, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.
Ngày 18/7, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Công điện số 15/CĐ-CTUBND về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên cả nước.
Ngay sau khi Công điện được phát đi, chiều và tối 18/7 một bộ phận người dân Thủ đô đã đổ đến các siêu thị, Trung tâm thương mại để mua sắm hàng hóa, thực phẩm thiết yếu khiến một số siêu thị hết hàng cục bộ. Trong chiều cùng ngày, Sở Công thương Hà Nội đã làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn về phương án bảo đảm hàng hóa thiết yếu, sẵn sàng ứng phó với dịch COVID-19.
Tại siêu thị BigC Thăng Lomg, hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân đầy ắp các kệ hàng.
Theo đó, lượng hàng hóa thiết yếu tăng gấp 3 lần so với bình thường. Dự kiến, lượng hàng hóa chuẩn bị trong 3 tháng khoảng 194.000 tỷ đồng; lượng hàng hóa dự kiến hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố khoảng 21.500 tỷ đồng. Ngoài 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa…, để phục vụ phòng, chống dịch COVID-19, thành phố đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện, thị xã để làm kho dự trữ hàng, bán lưu động khi cần thiết.
Về khối lượng cụ thể, Sở Công Thương cho biết đã dự trữ 836.000 tấn gạo; 167.346 tấn thịt lợn; 48.150 tấn thịt trâu, bò; 55.782 tấn thịt gia cầm; trên 1 triệu quả trứng gia cầm…
Ghi nhận của phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống sáng 19/7 tại một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội các loại thực phẩm, hàng hóa thiết yếu đã được bố trí đầy ắp, lượng người mua giảm rõ rệt so với chiều và tối 18/7.
Chiều và đêm 18/7, đông đảo người dân Thủ đô đã kéo đến các siêu thị, TTTM để mua sắm các mặt hàng thiết yếu trước khi Công điện của UBND TP Hà Nội có hiệu lực. Việc người dân kéo đến đông đúc khiến lượng hàng hóa tiêu thụ đột biến, khiến nhiều kệ hàng đã hết nhưng sáng nay (19/7), hàng hóa đã được nhân viên siêu thị lấp đầy.
Theo ghi nhận trong sáng nay cho thấy, lượng người dân kéo đến siêu thị giảm rõ rệt, chỉ tương đương ngày bình thường.
Quầy bánh mì của siêu thị cũng được nhân viên đưa hàng lên kệ để phục vụ nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Đáng chú ý, tại quầy rau củ được siêu thị đưa hàng lên kệ đầy ắp, giá cả không thay đổi so với những ngày trước đây.
Các mặt hàng thiết yếu phục vụ bữa cơm hàng ngày được bình ổn, không có chuyện tăng giá.
Các loại bí xanh, bí đỏ từ các tỉnh miền núi phía Bắc được siêu thị cung ứng khá dồi dào.
Tại quầy lương thực, gạo được siêu thị cung ứng đa dạng về chủng loại, vẫn áp dụng chương trình khuyến mãi như những ngày trước đây.
Bí xanh được bán với giá hơn 14.000 đồng/kg.
Ngoài ra, các loại rau củ quả cũng khá dồi dào, giá được giữ vững.
Tại quầy thực phẩm tươi sống cũng được siêu thị cung ứng khá nhiều, đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.
Tại quầy thịt gà, thịt lợn cũng được siêu thị bổ sung từ các đơn vị cung ứng uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Khu vực quầy thanh toán thậm chí còn vắng khách hơn so với những ngày bình thường
.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cửa hàng Bách Hóa Xanh bán hàng không niêm yết giá và bán giá...
Nguồn: [Link nguồn]