Cảnh tượng hiếm thấy tại Hà Nội sau lệnh tạm ngừng hoạt động kinh doanh dịch vụ

Bước sang ngày thứ 2 sau lệnh cấm, hoạt động kinh doanh dịch vụ ở Hà Nội phần lớn đã “đóng băng” với những dãy phố dài không bóng người và thông báo “tạm dừng hoạt động để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19”.

Để hỗ trợ công tác phòng dịch Covid-19, Hà Nội yêu cầu tạm đóng cửa các cơ sở kinh doanh, dịch vụ không thuộc mặt hàng thiết yếu. Theo đó, phần lớn các quán ăn từ vỉa hè đến nhà hàng sang trọng; khách sạn; quán karaoke; quán cà phê… đều đóng cửa khiến cả thành phố trở nên vắng vẻ, đìu hiu.

Một loạt cửa hàng karaoke, quán ăn trên đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy – Hà Nội) đồng loạt đóng cửa.

Một loạt cửa hàng karaoke, quán ăn trên đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy – Hà Nội) đồng loạt đóng cửa.

Theo ghi nhận của phóng viên tại khu vực chợ Nghĩa Tân; phố Trần Thái Tông; đường Cầu Giấy (Hà Nội) chỉ có chợ dân sinh bán thực phẩm và một số cửa hàng tạp hóa nhỏ còn hoạt động nhưng phần lớn đều vắng khách.

Bên cạnh những cửa hàng đã đóng cửa, quây bạt kịt mít, một số cửa hàng ăn uống, quần áo vẫn cố duy trì hoạt động kinh doanh bằng hình thức giao hàng tận nhà phục vụ khách hàng.

Nằm ở vịa trí trung tâm ngã tư, quán bia này đành phải ngậm mùi bỏ không mặt bằng đã nhiều ngày.

Nằm ở vịa trí trung tâm ngã tư, quán bia này đành phải ngậm mùi bỏ không mặt bằng đã nhiều ngày.

Cảnh tượng khó tin tại một quán bia nổi tiếng Hà Nội.

Cảnh tượng khó tin tại một quán bia nổi tiếng Hà Nội.

Những ngày này, mặc dù lượng đơn hàng giao đi tăng lên đáng kể những vẫn không thể bù được doanh số thiếu hụt khi không phục vụ khách hàng tại quán. Một số quán cà phê ở những vị trí đắc địa đã phải tìm đến sự hỗ trợ của các chủ mặt bằng để vượt qua gia đoạn khó khăn này.

Nhiều quán ăn chuyển sang phục vụ online để duy trì hoạt động kinh doanh.

Nhiều quán ăn chuyển sang phục vụ online để duy trì hoạt động kinh doanh.

Các chủ cơ sở kinh doanh phải đối diện với bài toán khó khi vẫn phải trả tiền mặt bằng hàng tháng mà không sử dụng hết hoàn toàn công suất.

Anh Phương Nam, quản lý một quán bia lớn ở Hà Nội, cho biết: “Chúng tôi thuê mặt bằng mỗi tháng hết 50 triệu, trước khi có lệnh cấm, doanh thu đã giảm nhiều so với trước nhưng quán đã tìm mọi cách để khắc phục tình hình. Bây giờ đóng cửa, chúng tôi phải đối diện với cảnh cứ mở mắt ra là mất tiền”.

Tuy nhiên, để cùng chung tay với cả nước trong công tác phòng chống dịch Covid-19, các cửa hàng quán xá, vẫn nghiêm túc chấp hành và không ngừng hy vọng về ngày mọi thứ được bình ổn trở lại.

Những thông báo góp phần nâng cao trách nhiệm và ý thức cộng đồng.

Những thông báo góp phần nâng cao trách nhiệm và ý thức cộng đồng.

Đối với những hộ kinh doanh “mặc cả” với chính quyền, tìm nhiều chiêu trò để đối phó, công an và lực lượng chức năng địa phương liên tục túc trực nhắc nhở hoặc mạnh tay xử phạt với những trường hợp ngoan cố, cố tình phớt lờ lệnh cấm của thành phố.

Trước đó, chiều 25/3, chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu tất cả cửa hàng dịch vụ không thiết yếu ở Hà Nội trừ xăng dầu, thuốc chữa bệnh, thực phẩm… đều phải đóng đến 5/4, bất kể nội thành hay ngoại thành.

Người lao động bị ngừng công việc do Covid-19 có được trả lương?

Bộ LĐTB&XH vừa hướng dẫn cách trả lương cho người bị ngừng việc do Covid-19 trong các DN gặp khó khăn phải cho lao động...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Thúy ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN