Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện xưởng sản xuất thuốc tây trái phép

Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được hóa đơn, chứng từ gì chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các nguyên liệu, phụ gia, dụng cụ bao gói dùng trong sản xuất thuốc.

Chiều 6-10, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội vừa phát hiện một xưởng sản xuất thuốc tây trái phép.

Có dấu hiệu giả mạo thuốc của Công ty dược phẩm Trung ương 3

Cụ thể, vào ngày 5-10, Đội QLTT số 19 (QLTT Hà Nội) phối hợp với Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế - ma tuý, Công an huyện Thạch Thất và Phòng y tế huyện Thạch Thất kiểm tra cơ sở sản xuất thuốc tây tại địa chỉ thôn Cánh Chủ, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Hình ảnh chụp tại hiện trường. Ảnh: QLTT Hà Nội

Hình ảnh chụp tại hiện trường. Ảnh: QLTT Hà Nội

Tại thời điểm kiểm tra, đoàn kiểm tra phát hiện tại cơ sở có hai công nhân đang trực tiếp tham gia sản xuất thuốc. Công nhân đang chạy máy dập vỉ đóng thuốc Sabumol 2mg dạng vỉ loại 10 viên nén/vỉ và chạy máy nén viên và tủ sấy thuốc.

Kiểm tra hàng hóa tại nơi sản xuất, đoàn kiểm tra phát hiện có 90 kg bán thành phẩm dạng viên nén màu hồng cùng hai loại thành phẩm gồm thuốc Tetracyclin TW3 (250mg) và Sabumol 2mg.

Theo đó, thuốc Sabumol 2mg có 4.330 vỉ (10 viên/vỉ), còn thuốc Tetracyclin TW3 (250mg) có 14 thùng, đóng gói 48 hộp/thùng, 400 viên/hộp, trên nhãn ghi số lô sản xuất 0321, ngày sản xuất 7-7-2021, hạn dùng: 7-7-2024.

Đoàn kiểm tra cho biết số hàng hóa trên có dấu hiệu giả mạo sản phẩm thuốc Tetracyclin TW3 của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 3. Toàn bộ số hàng hóa trên chủ cơ sở không xuất trình được hồ sơ đăng ký thuốc.

Cơ sở không xuất trình được giấy tờ pháp lý hoạt động

Đoàn kiểm tra tiếp tục cho biết, khi kiểm tra thực tế tại nơi sản xuất ghi nhận có các loại nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, bao bì nhãn mác gồm Maize Starch, Lactose, Mannitol, Calcium carbonate, Calcium carbonate heavy, Mannitol, Menthol Crystar, Povidone…

Các sản phẩm thuốc tây thu giữ được tại cơ sở sản xuất nêu trên. Ảnh: QLTT Hà Nội

Các sản phẩm thuốc tây thu giữ được tại cơ sở sản xuất nêu trên. Ảnh: QLTT Hà Nội

Cụ thể, đoàn kiểm tra kiểm đếm có 34 bao Maize Starch loại 25kg/bao, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Trên nhãn ghi là tá dược dùng trong sản xuất dược phẩm/thực phẩm, do India sản xuất. Đơn vị phân phối là Công ty TNHH TM Hóa Phúc Hưng, ngày sản xuất là 11-3-2022.

6 thùng Mannitol loại 25kg/thùng, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Trên nhãn có ghi sử dụng: phụ gia thực phẩm, sản xuất: China. Cơ sở phân phối là Công ty TNHH kinh doanh xuất nhập khẩu Khôi Nguyên.

8 bao phụ gia thực phẩm Calcium carbonate heavy loại 25kg/bao, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Trên nhãn có ghi: xuất xứ Trung Quốc, tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Hóa dược – dược phẩm I.

12 thùng Mannitol loại 25kg/thùng, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, trên nhãn có ghi công dụng: Tá dược dùng trong sản xuất dược phẩm/thực phẩm, Made in France, phân phối bởi Công ty TNHH TM Hóa Phúc Hưng.

1 túi Menthol Crystar loại 2kg/túi, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, trên nhãn có ghi hướng dẫn sử dụng: làm phụ gia thực phẩm trong sản xuất thực phẩm, xuất xứ Trung Quốc.

Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện xưởng sản xuất thuốc tây trái phép - 3

Các sản phẩm tại cơ sở sản xuất nêu trên tại thời điểm kiểm tra. Ảnh do QLTT Hà Nội cung cấp

2 thùng Povidone K30 loại 25kg/thùng, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, trên nhãn gốc ghi made in china.

1 thùng phụ gia thực phẩm PVP K30 loại 25kg/thùng, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, trên nhãn có ghi: xuất xứ Trung Quốc, tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Hóa dược – dược phẩm I.

5 túi (loại 1kg/túi) chứa chất bột bên trong, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, chưa xác định được là chất gì bên trong và một số nguyên liệu khác không rõ nhãn mác, chủng loại.

Cùng với các nguyên liệu trên, đoàn kiểm tra cũng ghi nhận nhiều loại máy móc đang sử dụng để sản xuất sản phẩm gồm: máy dập vỉ, máy dập viên, tủ sấy thuốc, dụng cụ vật liệu bao gói sản phẩm.

Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được hóa đơn, chứng từ gì chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các nguyên liệu, phụ gia, dụng cụ bao gói dùng trong sản xuất thuốc của cơ sở.

Thời điểm kiểm tra chủ cơ sở cũng không xuất trình được các giấy tờ hồ sơ pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong sản xuất, hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc và các giấy tờ khác liên quan đến chứng từ nguồn gốc nguyên liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc của cơ sở.

Hiện vụ việc đang được các lực lượng chức năng tiếp tục phối hợp xác minh, làm rõ.

Loại cua lạ ở Bắc Giang có giá hơn nửa triệu đồng/kg, chị em tới tấp đặt mua

Chỉ xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch và được bán với giá từ 650-750 nghìn đồng/kg nhưng vẫn được nhiều người đặt mua tới tấp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Hiền ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN