Quả dại đầy gai ngọt như mật, có thể ngâm rượu, ở Việt Nam chỉ mua được quả khô
Trái với vẻ ngoài xấu xí, loại quả này rất giàu dinh dưỡng, chứa lượng vitamin C cao gấp 800 lần táo và 400 lần chuối.
Từng được xem là một loại quả dại ít người dám ăn, quả lê gai ở tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) giờ đây đã trở thành một đặc sản giúp người dân nơi đây “đổi đời”.
Trước kia, một trong những lý do khiến nhiều người không dám ăn lê gai vì quả có rất nhiều gai tua tủa. Gần như chỉ có động vật hoang dã lấy quả lê gai làm thức ăn, hoặc trẻ nhỏ sẽ dùng quả để làm bóng ném.
Thực tế, loại quả này có thể ăn được, thậm chí còn chứa nhiều công dụng hữu ích khác. Khi ép lấy nước, nó có vị ngọt như mật và chua nhẹ, vì vậy thường được dùng phổ biến để ngâm rượu hoặc làm nước ép, làm mứt.
Theo Từ điển Y học Trung Quốc, cây lê gai từ hoa, quả, lá đến hạt đều sở hữu dược tính cao, hỗ trợ hiệu quả cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, rễ cây còn được sử dụng để điều trị tiêu chảy.
Điểm nổi bật của lê gai chính là hàm lượng vitamin C vô cùng dồi dào, vượt trội hơn hẳn so với nhiều loại trái cây phổ biến. Cụ thể, 100 gram lê gai chứa từ 1.980mg đến 3.750mg vitamin C, gấp 800 lần táo, 400 lần chuối, 100 lần quýt và 22 lần cà chua.
Nhờ giá trị kinh tế cao, lê gai hiện được trồng rộng rãi ở vùng tây nam Trung Quốc, đặc biệt là ở tỉnh Quý Châu - nơi diện tích trồng lê gai lên tới hàng triệu mẫu. Nước ép lê gai nguyên chất của Quý Châu được bán ra khắp thế giới và rất được yêu thích. Trước đó khi chưa được trồng phổ biến, loài cây này thường mọc tại sườn đồi, thung lũng, ven đường và bụi rậm ở độ cao 500 đến 2.500m.
Vào mùa thu đông, khi quả lê gai chín, người ta sẽ thu hoạch rồi loại bỏ lớp vỏ ngoài của quả, sau đó phơi khô. Quả khô có công dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, ngăn bệnh tiêu chảy, có lợi cho dạ dày. Bạn có thể dùng lê gai đun sôi với nước để uống giải nhiệt, giảm trướng bụng.
Hiện tại, giá quả lê gai tại Trung Quốc rơi vào khoảng 22,8 - 34 NDT (74.000 - 110.000đ)/kg. Ở Việt Nam, bạn cũng có thể mua được quả lê gai khô với giá từ 150.000đ/kg tùy loại.
Nguồn: [Link nguồn]
Đặc biệt, quả của loại cây này vừa có thể ăn được, vừa có thể ép dầu để nấu xà phòng hoặc làm nến.