Quả có từ thời La Mã cổ đại, vừa chát vừa cứng, hóa ra là đặc sản gần 200.000đ/kg
Giá trị dinh dưỡng dồi dào và công dụng đa năng đã giúp loại quả có vẻ ngoài bình thường này trở thành đặc sản đắt giá.
Được mệnh danh là quê hương của trái cây, Tân Cương (Trung Quốc) sở hữu điều kiện khí hậu và môi trường địa lý độc đáo nên nơi đây có nhiều loại trái cây chất lượng cao như dưa đỏ, lựu, mơ, v.v.
Nhiều loại trái cây chỉ có ở Tân Cương và hiếm thấy ở những nơi khác, điển hình như trái mộc qua (Cydonia oblonga) - một loại quả có nguồn gốc từ Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, từng được trồng từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Mộc qua có ngoại hình “kém sắc”, lồi lõm bất cân xứng chứ không tròn trịa, mịn màng như trái cây thông thường.
Trên thị trường, mộc qua khá hiếm gặp nên giá của chúng không hề rẻ. 1kg mộc qua có thể lên đến 60 NDT (195.000đ). Ngoài ra, bạn có thể mua cây giống mộc qua với giá rẻ hơn.
Vị chát và cứng nhưng lại là nguyên liệu “vàng” trong ngành thực phẩm
Điểm đặc trưng trong hương vị của mộc qua là rất chát và cứng khi ăn sống. Tuy nhiên, loại quả này lại là nguyên liệu hoàn hảo trong ngành công nghiệp thực phẩm, thường được dùng để làm thạch, mứt, bảo quản trái cây, nước trái cây, đồ hộp, kẹo và nhiều thực phẩm khác. Người dân Tân Cương còn hay thêm mộc qua vào cơm nắm để làm thức ăn.
Về mặt dinh dưỡng, mộc qua rất giàu protein, khoáng chất, kali và có hàm lượng vitamin C cao. Đặc biệt, quả có mùi thơm nồng nàn rất dễ chịu.
Ngoài công dụng làm thực phẩm, mộc qua còn là một loại dược liệu truyền thống của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Công dụng chính của nó là hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, hỗ trợ điều trị chứng trào ngược dạ dày, giải độc trong rượu, giải khát. Ngoài ra, trong y học cổ truyền Trung Quốc, các bộ phận khác của mộc qua như lá, rễ, cành đều có công dụng chữa bệnh nhất định. Ngoài ra, mộc qua còn chứa các hoạt chất như theophylline và xanthophyllin có tác dụng làm tăng sức bền của mạch máu, đảm bảo sức khỏe cho con người.
Thêm một công dụng tuyệt vời nữa từ loại trái cây này: hạt mộc qua có thể dùng trong sản xuất dệt may để tăng độ bóng của sợi bông. Nếu pha với nước có thể thay thế cho keo dán Ả Rập.
Ở phương Tây, người ta còn để mộc qua trong tủ lạnh để thanh lọc không khí một cách tự nhiên, bởi loại quả này tỏa hương thơm rất dễ chịu.
Nguồn: [Link nguồn]
Nhiều nông dân không khỏi tiếc nuối vì trước kia đã bỏ lỡ quá nhiều giá trị từ “mỏ vàng” này.