Phòng trào tẩy chay hàng Trung Quốc bùng nổ khắp Ấn Độ: Nói dễ hơn làm
Khi các tranh chấp biên giới Ấn Độ-Trung Quốc leo thang, chênh lệch thương mại song phương một lần nữa trở thành vấn đề nóng. Nhiều thương nhân Ấn Độ đã kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc, làm trầm trọng thêm mối quan hệ song phương.
Mối đe dọa của một cuộc xung đột toàn diện giữa hai cường quốc hạt nhân Ấn Độ và Trung Quốc, đã ít nhiều thể hiện ảnh hưởng trên tất cả mọi khía cạnh kinh tế, không chỉ là cú sốc về nguồn cung. Các công ty Ấn Độ đã thấy rõ những hậu quả nặng nền khi nguồn cung từ Trung Quốc bị đình trệ trong quá trình cách ly vì đại dịch vừa qua, làm tổn thương từ ngành công nghiệp ô tô đến các lĩnh vực công nghệ, thậm chí cả dược phẩm.
Nhiều doanh nhân Ấn Độ tham gia vào phòng trào tẩy chay hàng hóa Trung Quốc (Nguồn: BI)
Ví dụ như, khoảng 28% điều hòa không khí ở Ấn Độ được nhập khẩu - ngoài các bộ phận quan trọng như máy nén khí đến từ Trung Quốc - và khoảng 15% đến 20% tất cả các bộ phận ô tô được nhập khẩu, chủ yếu là từ Trung Quốc.
Theo số liệu do cơ quan hải quan Trung Quốc công bố, thương mại song phương giữa Ấn Độ và Trung Quốc đứng ở mức 92,68 tỷ USD vào năm 2019, với thâm hụt thương mại ở mức 56,77 tỷ USD, chiếm hơn 60% tổng giao dịch.
Năm 2018, tổng thương mại song phương giữa hai nước duy trì ở mức 95,7 tỷ USD, với thâm hụt thương mại ở mức 58,04 tỷ USD. Điều đó có nghĩa là Ấn Độ nhập khẩu gấp bốn lần so với những gì họ xuất khẩu sang Trung Quốc
Việc đồng đô la mạnh hơn vào năm 2019 và sản xuất trong nước suy giảm đã làm giảm giá trị hàng hóa và dịch vụ được giao dịch giữa Ấn Độ và Trung Quốc khoảng 3 tỷ đô la trong tổng giao dịch năm 2019. Nhưng đó chỉ là một giọt nước trong đại dương.
Tuy nhiên, với xu hướng bài trừ hàng Trung Quốc ngày càng tăng ở Ấn Độ khi căng thẳng biên giới diễn ra, sự chênh lệch trong thương mại song phương một lần nữa là một vấn đề đáng lo ngại. Theo đó, đã có những lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc trên các phương tiện truyền thông xã hội đến từ các thương nhân có tiếng tại Ấn Độ.
Ngoài ra, các tổ chức như Liên minh các thương nhân Ấn Độ (CAIT) và tổ chức RSS' Swadeshi Jagran Manch cũng tham gia vào lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng việc kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc chỉ mang tính phong trào, nói dễ hơn làm.
Cựu đại sứ của Ấn Độ tại Tổ chức Thương mại Thế giới, ông Jayant Dasgupta, nói: "Một phần đáng kể trong việc nhập khẩu các sản phẩm/linh kiện trung gian được các đơn vị xuất khẩu của chúng tôi sử dụng cho các sản phẩm hoàn thiện của họ.
Vì vậy, trước khi xác định và phát triển các nguồn cung thay thế ở các quốc gia khác và cố gắng làm chậm quá trình nhập khẩu từ Trung Quốc, chúng ta sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế cũng như đình trệ một số mặt hàng xuất khẩu của chính chúng ta”.
Nguồn: [Link nguồn]
Ấn Độ đang lên kế hoạch dành 461.589 ha đất trên khắp đất nước để lôi kéo các công ty nước ngoài tìm cách rời khỏi...