Phản ứng của nhiều siêu thị sau vụ giá đỗ trong Bách Hóa Xanh nhiễm chất độc

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Nếu không thay đổi cách làm, "sự cố" của Bách Hóa Xanh hoàn toàn có khả năng xảy ra với các hệ thống phân phối khác

Nhiều siêu thị tăng tần suất kiểm tra hàng hóa, lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên sản phẩm bán tại siêu thị để rà soát, phòng ngừa rủi ro hàng hóa kém chất lượng bị nhà cung cấp cố tình đưa vào phân phối.

Cụ thể, hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra đã tăng cường tần suất kiểm tra hàng hóa kinh doanh tại hệ thống lên gấp 2 -3 lần so với ngày thường. Nhóm hàng phục vụ Tết như bánh mứt kẹo, giò chả, thịt gia súc, thịt gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả, trái cây, bánh chưng bánh tét … trải qua 3 bước kiểm tra trước khi tới tay khách hàng, bao gồm: kiểm tra tại nơi sản xuất, tại trung tâm phân phối và test nhanh trước khi lên quầy kệ tại siêu thị. 

Co.opmart, Co.opXtra đặc biệt chú trọng các mặt hàng giá đỗ, dưa hành… vì nhóm hàng này có thời gian sử dụng ngắn lại thường xuyên góp phần trong bữa ăn hằng ngày.

Hệ thống này còn kiểm soát chặt các hồ sơ pháp lý, chất lượng hàng hóa và chứng minh nguồn gốc xuất xứ; nâng cao khả năng xét nghiệm của Phòng thí nghiệm gấp 5 - 10 lần so với ngày thường; tăng cường các chuyến xe kiểm nghiệm thực phẩm lưu động, kịp thời kiểm soát chất lượng thực phẩm ngay tại nguồn.

Sản phẩm giá đỗ của Công ty TNHH Thương mại Lâm Đạo

Sản phẩm giá đỗ của Công ty TNHH Thương mại Lâm Đạo

Tương tự, các hệ thống phân phối khác như MM Mega Market, Big C, GO!, Aeon, Lotte Mart… cũng siết lại quy trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng phục vụ Tết.

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, nhìn nhận vụ việc xảy ra với sản phẩm giá kinh doanh tại Bách Hóa Xanh cho thấy cách thức vận hành hiện nay trong chuỗi cung ứng thực phẩm còn lỗ hổng.

"Vụ việc tại Bách Hóa Xanh hoàn toàn có khả năng xảy ra với các hệ thống phân phối khác nếu không thay đổi cách làm như hiện nay. Bách Hóa Xanh làm đúng quy trình khi nhận phân phối hàng hóa đã được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép, có đầy đủ giấy chứng nhận và có quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, khi nhà cung cấp cố tình qua mặt để trục lợi thì nhà cung cấp rất khó kiểm soát 100%" - ông Phương nhìn nhận.

Đó cũng là lý do Sở Công Thương đang phối hợp cùng 8 nhà phân phối lớn triển khai chương trình liên kết kiểm soát chất lượng hàng hóa (chương trình "Tick xanh trách nhiệm" nhằm giúp mở rộng đầu ra cho sản phẩm chất lượng, an toàn đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa. 

"Nếu 1 sản phẩm được cấp Tick xanh cố tình vi phạm và bị phát hiện sẽ lập tức bị loại khỏi quầy kệ của cả 8 hệ thống siêu thị lớn, có thể nói là mất hoàn toàn thị trường phân phối hiện đại" - ông Phương khẳng định.

Trước đó, Công an tỉnh Đắk Lắk điều tra vụ việc liên quan đến gần 3.000 tấn giá đỗ chứa hóa chất độc hại được bán ra thị trường. Trong đó, 1 trong những đơn vị vi phạm là Công ty TNHH Thương mại Lâm Đạo khai nhận đã ký hợp đồng cung cấp giá đỗ cho chuỗi Bách hóa Xanh với số lượng từ 350 – 400 kg/ngày. Trên bao bì sản phẩm, các cơ sở còn dán nhãn "không hóa chất", "vì sức khỏe mọi người", gây lừa dối người tiêu dùng.

Ngay khi có thông tin về vụ việc, Bách Hóa Xanh đã ngay lập tức thu hồi và ngưng bán toàn bộ hàng hóa của nhà cung cấp này cũng như kiểm nghiệm lại tất cả sản phẩm giá đỗ đang cung cấp cho chuỗi.

Chiều 26-12, hệ thống Bách hóa Xanh đã có phản hồi liên quan đến sản phẩm giá đỗ của nhà cung cấp Lâm Đạo ở Đắk Lắk.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Nhân ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN