Ở VN chỉ có giá vài nghìn, nhưng món ăn này ở Argentina lại đắt gấp nhiều lần vì lý do này
Thịt bò, thịt heo thậm chí còn rẻ hơn loại thực phẩm này.
Tại Argentina, bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình thường không thể thiếu một giỏ bánh mì nóng hổi. Tuy nhiên giờ đây, loại thực phẩm này đang trở thành một món hàng xa xỉ. Theo dữ liệu thống kê trong ngành, giá một kg bánh mì ở tỉnh Buenos Aires hầu như luôn trên 40 peso (45.000 VNĐ), mức giá ở một số siêu thị lên tới 60 peso (67.000 VNĐ). Ở các vùng khác, mức giá bình quân thấp hơn một chút, dao động từ 32 – 45 peso (36.000-50.000 VNĐ)
Tại Argentina, bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình thường không thể thiếu một giỏ bánh mì nóng hổi
Những loại bánh mì có nhân còn đắt hơn gấp vài lần. Bánh bơ hoặc bánh tiểu mạch bán với giá 60 – 80 peso (67.000 – 90.000 VNĐ). Bánh ngũ cốc có giá 120 – 150 peso (135.000 – 169.000 VNĐ). Bánh nhiều vị hoặc bánh có nhân thậm chí lên tới 200 – 250 peso (225.000 – 281.000 VNĐ).
Thịt ở Argentina xem ra còn… rẻ hơn bánh mì. Tại một siêu thị nổi tiếng ở thủ đô Argentina, giá thịt nướng là 94 peso/kg. Các loại thịt khác thậm chí còn rẻ hơn, chẳng hạn như thịt mông heo giá 82 peso, thịt bụng bò giá chỉ 55 peso, rẻ hơn nhiều so với bánh mì kẹp nhân có giá… 250 peso kể trên.
“4 năm trước, nhờ ký kết thỏa thuận với bộ thương mại nên giá bánh mì chỉ có 25 peso/kg, giá thành sản xuất là 24 peso. Ngày nay, giá thành sản xuất lên tới 55 peso, thị trường đã mất kiểm soát”, ông Emilio Majori – lãnh đạo hiệp hội công nghiệp bánh mì Buenos Aires giải thích với giới truyền thông. Ông còn cho biết: “Các tiệm bánh mì ngày càng khó tồn tại và đang lâm vào tình cảnh đáng buồn. Mức thuế cao, phí dịch vụ và phí nhân công đã chiếm tới 54% chi phí sản xuất. Lượng người tiêu dùng ngày càng giảm trong khi chúng tôi không hề tăng giá trong suốt một năm qua”.
Chi phí sản xuất quá cao dẫn đến mất kiểm soát thị trường bánh mì, lượng người tiêu dùng ngày càng giảm dù các cửa hàng không hề tăng giá trong suốt một năm qua
Năm ngoái, khu vực Lanus thuộc Buenos Aires đã có 140 tiệm bánh mì phải đóng cửa. Đây là một số liệu xác thực theo chia sẻ của ông Emilio. Đối với ông, tình hình thị trường hiện tại, lượng tiêu dùng giảm hay sự thay đổi thói quen mua sắm đều “đang hủy hoại tập tục truyền thống” ở quê hương. Ông cũng mong chính phủ tăng cường giám sát nghiêm ngặt các xưởng bánh mì không giấy phép.
Các sản phẩm “xấu tệ” với mức giá lớn được cho là phương pháp tiếp thị xuất sắc của các hãng thời trang cao cấp.