Nuôi lợn lỗ, chuyển sang nuôi con đầy lông nhọn, bỏ túi trăm triệu

Sự kiện: Kinh Doanh

Do chăn nuôi lợn bị lỗ kéo dài, anh Quàng Văn Phới, bản Phé, xã Thôm Mòn, huyện Thuận Châu (Sơn La) đã dành dụm tiền chuyển sang đầu tư nuôi nhím. Và hiện tại, với loài nhím, anh Phới không chỉ có thu nhập tốt mà còn thảnh thơi, không vất vả cực nhọc như nuôi lợn.

Trước đây, nguồn thu nhập chính của gia đình anh Phới chủ yếu phụ thuộc vào nuôi lợn, nhưng vài năm trở lại đây giá lợn bấp bênh, lên xuống thất thường, kéo theo nguồn thu nhập của gia đình cũng đi xuống, kinh tế gia đình rơi vào cảnh bế tắc “tiến thoái lưỡng nan”, bỏ không được giữ cũng không xong. Trong một lần sang nhà người em trai họ chơi, thấy việc nuôi đàn nhím của ông em phát triển rất tốt, giá ổn định lại dễ nuôi, đầu tư ít.

Nuôi lợn lỗ, chuyển sang nuôi con đầy lông nhọn, bỏ túi trăm triệu - 1

Đàn nhím của anh Phới nuôi 2 năm mang lại thu nhập ổn định.

Trong lúc luẩn quẩn với lợn mất giá, anh Phới nghĩ tới việc nuôi nhím. Về nhà, anh Phới quyết bán đàn lợn hàng chục con để lấy vốn đầu tư mua nhím giống, sau đó cải tạo chuồng lợn thành chuồng nuôi nhím, không phải đầu tư xây chuồng mới nên tiết kiệm được một khoản tiền đầu tư. Xong chuồng, anh Phới mua 10 con nhím về nhân giống.

Để có kinh nghiệm nuôi nhím, anh Phới nhờ chính người bán giống hướng dẫn kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc nhím. Nhờ tính ham học hỏi chỉ sau một thời gian ngắn anh đã tường tận các bước nuôi nhím. Sau vài tháng, từ 10 con nhím giống nay đàn nhím của gia đình anh Phới đã tăng lên 60 con. Đàn nhím phát triển tốt, lớn nhanh, mỗi năm 1 nhím mẹ đẻ 2 lần, mỗi lần 2 con.

Nuôi lợn lỗ, chuyển sang nuôi con đầy lông nhọn, bỏ túi trăm triệu - 2

Nhím là loài ăn tạp nên rất dễ nuôi, thức ăn của chúng chủ yếu là củ sắn, ngô, bí và các loại rau rừng...

Theo anh Phới, so với các loài vật nuôi khác thì nhím rất ít bệnh, sức đề kháng tốt. Trong khâu chăm sóc nhím nên thường xuyên quét dọn, vệ sinh chuồng sạch sẽ, khô ráo. Bởi phân nhím thường có mùi rất khó chịu. Khi nhím đẻ được hơn 1 tháng phải tách đàn cho nhím con ở chuồng riêng, để nhím mẹ sẽ tiếp tục giao phối và đẻ tiếp, cứ thế xoay vòng một năm nhím đẻ 2 lần.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi nhím, anh Phới nói rằng: Nhím dễ nuôi vì chúng là loài ăn tạp, tất cả củ sắn, ngô, bí, các loại rau rừng…chúng đều ăn cả. Hơn nữa, những loại thức ăn này gia đình có thể tự kiếm lấy trên nương và trồng được nên giảm được một khoản lớn chi phí, không phải mất nhiều chi phí đầu tư như nuôi lợn.

Nuôi lợn lỗ, chuyển sang nuôi con đầy lông nhọn, bỏ túi trăm triệu - 3

Đàn nhím con sau khi được hơn tháng tuổi tách khỏi nhím mẹ

“Để nhím đàn nhím khỏe và phát triển tốt, thì phải chú ý ngay từ con giống, yếu tố quyết định chất lượng nhím. Đặc biệt là chọn con giống to, khỏe, có khả năng sinh sản tốt."

Hiện tại, đàn nhím của anh Phới luôn duy trì số lượng 60 con, cứ 7 – 8 tháng, anh Phới xuất bán một lứa nhím thịt thương phẩm, giá bán ra thị trường 200.000 đồng/kg. Trung bình mỗi năm anh Phới bán vài tạ nhím, trọng lượng mỗi con khoảng từ 10 -12kg, tính ra mỗi năm anh Phới thu về hơn trăm triệu đồng.

Nuôi lợn lỗ, chuyển sang nuôi con đầy lông nhọn, bỏ túi trăm triệu - 4

Theo anh Phới, so với nuôi lợn thì việc nuôi nhím nhàn hơn, thu nhập ổn định hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quốc Định (Dân Việt)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN