Nuôi con cổ dài "hung hăng" ở nơi heo hút, bán 120 ngàn đồng/kg

Sự kiện: Kinh Doanh

Ông phạm Văn Quyết, tiểu khu 34 (xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) ăn nên làm ra nhờ mô hình nuôi ngỗng ta-loài gia cầm cổ dài có tính "hung hăng" mỗi khi bị trêu chọc. Từ nuôi ngỗng ta, mỗi năm ông Quyết lãi gần 80 triệu đồng - 1 khoản tiền khá lớn ở vùng quê heo hút này.

Thời gian qua, mô hình chăn nuôi ngỗng ta thả vườn đang phát triển mạnh ở nhiều địa phương của các tỉnh miền núi phía Bắc. Bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ chăn nuôi vươn lên làm giàu. Gia đình ông Phạm Văn Quyết là một trông những hộ nuôi ngỗng ta thả vườn đầu tiên tại tiểu khu 34, xã Tân Lập, đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình mỗi năm.

Nuôi con cổ dài "hung hăng" ở nơi heo hút, bán 120 ngàn đồng/kg - 1

 Ông Quyết nuôi ngỗng ta từ năm 2008, đến nay đời sống kinh tế của gia đình ông đã khá giả lên hẳn.

Ông Quyết chia sẻ: Ngỗng ta rất dễ nuôi, chỉ trong vòng 7 tháng là có thể bán được, đặc biệt ngỗng ta có sức đề kháng bệnh tật rất tốt. Vài năm nay, cứ đến ngày lễ, Tết và các ngày rằm, thương lái và nhà hàng ngoài huyện đến hỏi mua ngỗng nhưng có phải lúc nào tôi cũng có ngỗng để bán đâu. Tôi thấy, nếu so với chăn nuôi lợn, gà thì nuôi ngỗng ta thả vườn hiệu quả hơn nhiều. Nhiều người e ngại nuôi loài ngỗng ta vì tính tình con này nó hay hung hăng, có những con ngỗng trống  nó hay đuổi người, mổ trẻ con. Nhưng đàn ngỗng ta nhà tôi nuôi khá thuần và có khu nuôi riêng.

Theo ông Quyết, nuôi ngỗng ta vốn đầu tư ít, không tốn tiền mua thức ăn nhưng để nuôi thành công ngỗng ngoài việc chịu khó học tập kinh nghiệm, người nuôi cần phải chú trọng cách chăm sóc, phòng bệnh để nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Nuôi con cổ dài "hung hăng" ở nơi heo hút, bán 120 ngàn đồng/kg - 2

Ông quyết cho hay, ngỗng rất ăn tạp nên lượng thức ăn không cần cầu kỳ như các vật nuôi khác.

Được biết, ngỗng nhà là loại gia cầm dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, ít mắc bệnh. Nuôi ngỗng có nhiều thuận lợi với đặc thù của ngỗng là có thể sử dụng rất hiệu quả thức ăn xanh và các loại phụ phẩm nông nhiệp, ngỗng có thể vặt tận gốc cây cỏ, cả phần củ rễ, ngỗng ăn tạp các loại cỏ và không chê cỏ non, cỏ già, cỏ dại từ cỏ tranh đến lục bình ngỗng đều ăn được. Ngỗng chỉ ăn cỏ, ăn rau là chính, ít dùng lương thực.

Nuôi con cổ dài "hung hăng" ở nơi heo hút, bán 120 ngàn đồng/kg - 3

Nét mặt vui mừng của ông Quyết, khi năm nay ngỗng của gia đình phát triển tốt

Ông Quyết cho biết: “Một năm gia đình tôi nuôi 2 lứa ngỗng, mỗi lứa 100 con. Hiện nay, giá bán ngỗng trên thị trường dao động từ 120.000  - 140.000 đồng/kg, bên cạnh đó tôi còn bán thêm trứng ngỗng nữa. Bình quân 1 năm gia đình tôi thu lãi gần 80 triệu đồng từ bán ngỗng và trứng. Ngỗng của gia đình tôi chủ yếu được bán cho người dân trong xã và các nhà hàng ngoài huyện Mộc Châu, nên đầu ra cho sản phẩm luôn ổn định, ít bị rớt giá như nuôi các loại gia cầm khác”.

Nuôi con cổ dài "hung hăng" ở nơi heo hút, bán 120 ngàn đồng/kg - 4

Ông Quyết  xây bể nước trong vườn, để tạo môi trường thuận lợi cho ngỗng phát triển.

Việc nuôi ngỗng ở tiểu khu 34, xã Tân Lập, hiện nay vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ nhưng nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao. Nhiều thương lái ở thành phố và các địa phương khác trong tỉnh tìm mua ngỗng nhưng ông Quyết không đáp ứng được nhu cầu. Nhiều nhà hàng, tiểu thương trên địa bàn tỉnh Sơn La phải nhập ngỗng ở các tỉnh dưới xuôi về tiêu thụ, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Nuôi con cổ dài "hung hăng" ở nơi heo hút, bán 120 ngàn đồng/kg - 5

Nhờ cách chăm sóc tốt, ngỗng của gia đình ông Quyết luôn phát triển tốt và ít bị dịch bệnh.

Trao đổi với PV Dân Việt, Lường Tiến Quynh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mộc Châu cho hay, trước nhu cầu thị trường và nguyện vọng của bà con trên địa bàn xã Tân Lập. Thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp chính quyền xã tiến hành chọn điểm, chọn hộ, tập huấn chuyển giao kỹ thuật làm chuồng trại, chăn nuôi ngỗng ta, ưu tiên những hộ nghèo, hộ chính sách và những hộ chăn nuôi trang trại.

Thông qua đó, Hội Nông dân huyện muốn hình thành vùng chăn nuôi ngỗng ta và các gia cầm tập trung để trở thành mô hình sản xuất thành hàng hóa cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của địa phương, giúp những hộ nghèo vươn lên làm giàu bền vững tại địa phương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Hoàng ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN