Nữ giúp việc khởi nghiệp tuổi 50, thu tiền tỷ từ hoa bất tử

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Mỗi tháng, bà Lê Thị Việt đưa ra thị trường gần 5.000 bông hoa bất tử, thu về tiền tỷ mỗi năm.

Vào những năm 90, bà Lê Thị Việt vay vốn hơn 30 triệu đồng trong vòng 3 năm để thực hiện dự án phủ xanh đất đồi bằng cam. Thế nhưng, sự khắc nghiệt của thời tiết khiến số cam chết sạch, gia đình bà Việt nợ cả gốc và lãi hơn 50 triệu đồng.

"Khi ấy, nhà tôi còn có mẹ già và các con đang tuổi ăn, tuổi học nên áp lực về kinh tế rất lớn", bà tâm sự.

Đứng trước tình thế khó khăn, năm 2001, bà Việt chọn cách sang Thái Lan làm giúp việc qua lời giới thiệu của một người bạn.

Theo thỏa thuận, mỗi tháng, bà sẽ nhận về 3.000 baht Thái/tháng, theo tỷ giá khi đó tính ra là khoảng 1,2 triệu đồng.

Công việc hàng ngày của bà Việt bên "xứ người" là chăm sóc 2 con của chủ. Khi 2 cháu đi học ở trường, bà sẽ ở nhà quét dọn và nấu ăn. Làm được 6 tháng, bà Việt xin chủ nhà được nghỉ việc và được giới thiệu 1 công việc mới – ướp hoa bất tử.

 Màu hoa đỏ tươi, vẫn giữ được các chất diệp lục.

 Màu hoa đỏ tươi, vẫn giữ được các chất diệp lục.

Sau một thời gian, nhận thấy tiềm năng, chủ nhà bên Thái Lan mở xưởng sản xuất hoa tại nhà và thuê thêm người về làm cùng bà Việt. Trung bình mỗi tháng, bà được trả thêm 2.000 baht để quản lý xưởng và dạy nghề cho nhân viên.

Năm 2006, bà Việt về nước, thời điểm đó, bà trả hết nợ cũ đồng thời dư 20 triệu để làm vốn kinh doanh.

Lập nghiệp ở Việt Nam bằng nghề ướp hoa bất tử, bà Việt không ngờ rằng quyết định của mình lại đem về nhiều thành công đến vậy.

Khó khăn tìm xưởng, nguyên liệu, nhà phân phối, bà Việt mất khá nhiều thời gian để giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường.

Thời gian đầu mới khởi nghiệp vào năm 2008, bà Việt cho nhập hoa từ Hà Nội về ướp, sau này thì chuyển sang dùng hoa Đà Lạt.

Toàn bộ công nghệ ướp, sấy đều được bà làm kỳ công, tỉ mỉ để giữ cho cánh hoa luôn giữ được màu sắc đẹp nhất, trông giống y như hoa tươi.

"Hoa nhập về sẽ được tôi tuyển chọn từng bông với tiêu chí bông to, màu sắc đẹp và cánh hoa dày. Sau đó, tôi sẽ làm sạch, xử lý mọi bụi bẩn rồi mới mang hoa đi ướp và cho vào lọ. Ngay kể cả bình đựng, tôi cũng phải tìm mối cung cấp uy tín, phù hợp để xếp hoa", bà nói về quy trình.

Tuy nhiên, ban đầu, sản phẩm không được chào đón bởi giá quá đắt, 1 bó hoa đựng trong bình thủy tinh có giá 160.000 đồng, còn các bình hoa từ 100 bông trở lên có giá hơn 10 triệu. Sau đó, bà Việt tính đến cách chiết khấu sản phẩm từ 35% đến 40%.

Nhận thấy quy trình kỹ thuật ướp hoa của người Thái không được bền, bà Việt đã tự sáng tạo theo cách riêng của mình. Hiện tại, hoa của bà có thể kéo dài tuổi thọ hơn chục năm.

Nhận thấy quy trình kỹ thuật ướp hoa của người Thái không được bền, bà Việt đã tự sáng tạo theo cách riêng của mình. Hiện tại, hoa của bà có thể kéo dài tuổi thọ hơn chục năm.

Do có thời gian kéo dài hàng chục năm, không phai màu, không biến sắc, nên hoa bất tử trở thành sản phẩm được thị trường ưu ái.

Do lượng đơn hàng ngày càng tăng, một mình làm không xuể, nhất là các dịp lễ tết nên bà Việt phải thuê thêm 5 nhân công về phụ giúp. Mức lương dành cho mỗi thợ là 4 - 4,5 triệu đồng/tháng.

"Tính sơ lược, mỗi năm, tôi thu về 1 tỷ đồng từ việc bán hoa. Sau khi trừ hết chi phí, nguyên vật liệu thì còn khoảng 300 - 400 triệu đồng" - bà tiết lộ doanh thu và lợi nhuận.

Ngoài ra, bà Việt còn dự định sẽ mở lớp và truyền dạy nghề cho người có nhu cầu, tiếp tục mở rộng mô hình làm hoa bất tử, tạo công ăn việc làm cho các lao động ở nông thôn.

Rùng mình với đặc sản nức tiếng mang tên những bộ phận “nhạy cảm”

Nhiều người rùng mình khi nghe tên các món ăn làm từ "của quý" động vật. Nhưng đây đều là những món ăn rất bổ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Minh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN