Nóng tuần qua: Xe máy mới giảm giá tới 20 triệu đồng/chiếc vẫn ế khách
Hiện phần lớn các mẫu xe máy tại các đại lý đều bán dưới giá niêm yết từ 500.000 đến 1 triệu đồng, thậm chí có nhiều mẫu xe giảm giá mạnh.
Xe máy mới “ế ẩm”: Loạt mẫu xe giảm giá tới 20 triệu đồng
Doanh số sụt giảm, thị trường xe máy rơi vào tình trạng ế ẩm suốt nhiều tháng qua dù nhiều dòng xe đồng loạt giảm giá sâu.
Hiện phần lớn các mẫu xe máy tại các đại lý đều bán dưới giá niêm yết từ 500.000 đến 1 triệu đồng, thậm chí có nhiều mẫu xe giảm giá mạnh.
Theo giới chuyên môn, nhu cầu xe máy của người Việt đang dần bão hòa
Cụ thể, xe SH350i giảm tới 20 triệu xuống còn 130 triệu đồng, Winner X giảm từ 15 - 17 triệu xuống còn từ 29 - 33 triệu đồng, Vario 160 giảm 8 - 10 triệu, xuống còn 42 - 46 triệu đồng…
Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), 9 tháng đầu năm, các thành viên của hiệp hội như Honda, Yamaha, Piaggio, Suzuki, SYM chỉ tiêu thụ được 1,8 triệu chiếc, giảm 15,5% tương đương 336.909 xe so với cùng kỳ năm 2022.
Dù lượng tiêu thụ xe máy trong quý III đã tăng mạnh nhưng vẫn giảm 19,88% so với cùng kỳ năm 2022.
Nói về nguyên nhân khiến từ đầu năm đến sức tiêu thụ xe máy giảm mạnh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Đào Phan Long cho biết, kinh tế khó khăn kéo theo việc người dân thắt chặt chi tiêu, mua sắm, giá xăng dầu liên tục biến động… là một trong những nguyên nhân khiến lượng tiêu thụ xe máy sụt giảm.
Một số chuyên gia khác thì đưa ra nhận định, nhu cầu xe máy của người Việt đang dần bão hòa. Đặc biệt khi thị trường xe máy điện sôi động hơn với nhiều dòng xe, mẫu mã đa dạng hơn và cũng đang được người dùng ưu ái đón nhận.
EVN không còn độc quyền về nguồn điện
Theo số liệu mới nhất của Cục Điều tiết Điện lực, trong số gần 80.000 MW nguồn điện toàn hệ thống (theo công suất đặt) năm 2023 và đứng đầu ASEAN. Hiện tỷ lệ sở hữu, trực tiếp quản lý nguồn điện của các doanh nghiệp năng lượng nhà nước gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV) hiện chỉ nắm giữ khoảng 47% công suất đặt. Trong đó, EVN chỉ còn nắm giữ trực tiếp và gián tiếp là 37% (10% trực tiếp và 27% gián tiếp qua các Tổng công ty phát điện); TKV chiếm 2% chủ yếu là nhiệt điện, PVN chiếm 8% chủ yếu là điện khí và thuỷ điện nhỏ. Số còn lại thuộc các nhà đầu tư tư nhân chiếm 42% và các dự án BOT chiếm khoảng 10%, nguồn điện nhập khẩu và nguồn khác chiếm khoảng 1%.
Theo đánh giá của Cục Điều tiết Điện lực, tính cho đến nay, chỉ chưa đầy 20 năm, cơ cấu nguồn điện trong hệ thống điện Việt Nam đã có thay đổi lớn, trong đó nguồn điện do các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư, nắm giữ đang giảm dần. Nguồn điện tư nhân ngày càng tăng đáng kể và dự kiến có thể chiếm gần một nửa toàn hệ thống vào năm 2030.
Đáng chú ý, EVN đã không còn “độc quyền” nắm giữ toàn bộ nguồn điện và khâu sản xuất điện như trước năm 2006.
Siêu thị điện máy xả hàng, giảm giá đến 90%
Mặc dù mới bước vào đầu tháng 11, còn hơn một tuần nữa mới đến ngày lễ độc thân 11/11 và còn gần 1 tháng nữa mới đến Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam – Online Friday 2023, một số siêu thị điện máy đã bắt đầu triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá nhằm thu hút khách hàng.
Các hệ thống siêu thị điện máy lớn tung hàng loạt chương trình khuyến mãi, giảm giá lên đến trên 50% đối với mặt hàng tivi, máy giặt, tủ lạnh, đồ gia dụng. Ngoài ra, các mặt hàng trưng bày còn được giảm giá từ 60-70% cùng nhiều phần quà hấp dẫn.
Các siêu thị giảm giá sâu hàng loạt mặt hàng.
Tại hệ thống siêu thị Mediamart, với chương trình lễ hội giảm giá, nhiều sản phẩm tivi, máy giặt, tủ lạnh, máy lọc nước giảm giá đến 50%.
Bất ngờ hơn, tại hệ thống siêu thị Điện máy Xanh, ngoài giảm giá 50% các sản phẩm điện máy với hàng loạt chương trình khuyến mãi. Không chỉ hàng điện máy, hàng loạt sản phẩm đồng hồ đeo tay tại hệ thống siêu thị này đang giảm giá lên đến 90%, nhiều sản phẩm chỉ còn 111 nghìn đồng/chiếc.
Theo chị Ngọc, nhân viên bán hàng tại siêu thị điện máy tại Đống Đa (Hà Nội) thì đây là chương trình giảm giá lớn nhất trong năm khi hàng loạt sự kiện mua sắm online sắp diễn ra trong tháng 11.
“Ngoài chương trình xả kho, đẩy hàng tồn để nhập thêm sản phẩm mới thì một số sản phẩm giảm sâu do trong chương trình mua hàng giờ vàng giá sốc. Đặc biệt, do hưởng ứng ngày hội mua sắm trực tuyến nên khách mua hàng đặt online sẽ giảm sâu hơn, lên đến 90% so với mua trực tiếp vì không phải siêu thị nào cũng có sẵn mã sản phẩm giảm giá đó”, chị Ngọc nói.
Giá gạo Việt Nam cao nhất 15 năm, bỏ xa Thái Lan
Theo cập nhật của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), đến ngày 1/11 giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang cao hơn mức đỉnh của đợt sốt giá hồi tháng 8 năm nay và bỏ xa các đối thủ như Thái Lan khoảng 93 USD/tấn và Pakistan 90 USD/tấn.
Cùng với đó, gạo tấm 25% của Việt Nam cũng đang giao dịch ở mức 638 USD/tấn, cao hơn hàng cùng loại của Thái Lan khoảng 118 USD/tấn và Pakistan 150 USD/tấn.
VFA cho biết, hiện dư địa xuất khẩu gạo của Việt Nam còn rất lớn khi Philippines có nhu cầu nhập thêm 1,1 triệu tấn, Indonesia có nhu cầu khoảng 2,3 triệu tấn. Cùng với đó, Trung Quốc đang tăng nhập khẩu gạo trong những tháng cuối năm. Theo các doanh nghiệp, hiện Indonesia vẫn chấp nhận mua gạo Việt với giá trên 650 USD/tấn.
Lãnh đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho rằng, ngoài nhu cầu thế giới tiếp tục tăng mạnh. Giá lúa trong dân ở mức cao đẩy giá xuất khẩu tăng theo.
Từ loại quả quê mùa có giá rẻ như cho, sau thời gian được hong khô bằng gió và nắng trời, mỗi cân thành phẩm có giá từ 350-500 nghìn đồng.
Nguồn: [Link nguồn]