Nóng tuần qua: Tôm hùm Alaska rẻ chưa từng có, chỉ từ 350 nghìn đồng/con
Tại một số cửa hàng hải sản, tôm hùm Alaska còn bơi sống, giao tận nhà lại được rao bán với giá chỉ từ 350-450 nghìn đồng/con khiến nhiều người bất ngờ, đặt mua về ăn thử.
Tôm hùm Alaska “bơi tung tăng” được bán với giá “siêu rẻ”, chỉ từ 350 nghìn đồng/con
Tôm hùm Alaska trước kia được đánh giá là loại hải sản cao cấp chỉ dành cho giới “nhà giàu” bởi mỗi con tôm còn bơi sống có giá từ 1-2 triệu đồng/kg. Mỗi con tôm hùm Alaska nặng từ 2-6kg có giá từ vài triệu đồng tới cả chục triệu đồng.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, tại một số cửa hàng hải sản, tôm hùm Alaska còn bơi sống, giao tận nhà lại được rao bán với giá chỉ từ 350-450 nghìn đồng/con khiến nhiều người bất ngờ, đặt mua về ăn thử.
Với giá này, tôm hùm Alaska rẻ hơn cả tôm hùm bông của Việt Nam.
Không chỉ các cửa hàng hải sản lớn có rao bán tôm hùm Alaska với giá “siêu rẻ” mà trên các chợ online, loại tôm này cũng được bán rầm rộ với giá từ 350-450 nghìn đồng/con, cân nặng từ 0,5-0,6kg/con, cam kết hàng bơi sống.
Ngoài ra, tôm hùm Alaska đông lạnh cũng được rao bán với giá chỉ từ 499 nghìn đồng/kg, loại từ 1,5-2,5kg/con. Đây được coi là mức giá rẻ chưa từng có.
Anh Nguyễn Văn Trọng, chủ siêu thị hải sản ở Lê Trọng Tấn, xã An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, tôm hùm Alaska hiện tại có giá rẻ nhất từ trước đến nay, giá bán ra chỉ 950-980 nghìn đồng/kg thay vì 1,7-2 triệu đồng/kg. Theo anh Trọng, mặc dù giá rẻ nhưng người dân thắt chặt chi tiêu nên mỗi ngày, cửa hàng anh bán ra chỉ được vài chục cân tôm hùm Alaska. Để đa dạng nguồn hàng, phục vụ nhiều hơn nhu cầu của khách, ngoài tôm hùm Alaska loại to, bên anh nhập thêm loại mini.
Phó Thủ tướng: Xác minh việc doanh nghiệp Việt phá giá gạo xuất khẩu
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn rà soát thông tin đăng tải trên báo Tiền Phong về tình trạng doanh nghiệp Việt hạ giá gạo để trúng thầu xuất khẩu sang thị trường Indonesia.
Trong văn bản Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ Công Thương được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình báo chí phản ánh để có giải pháp xử lý phù hợp. Trường hợp vượt thẩm quyền, các bộ, ngành cần báo cáo Thủ tướng xem xét, chỉ đạo.
Đầu năm nay, các doanh nghiệp Việt trúng 2/3 gói thầu xuất khẩu 500.000 tấn gạo sang thị trường Indonesia nhờ lợi thế về giá. Giá thầu mà các doanh nghiệp Việt Nam đưa ra cao nhất đợt này là 660 USD/tấn (C&F - tính cả phí vận chuyển), mức thấp nhất 653 USD/tấn.
Trong số nửa triệu tấn gạo này, các công ty trúng thầu gồm: Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Quốc Tế Gia Corp, Công ty CP Xuất nhập khẩu Kiên Giang (KiGiMex), Công ty Cổ phần thực phẩm thiên nhiên King Green, Tập đoàn Lộc Trời, Công ty TNHH Phát Tài, VinaFood 1, VinaFood 2...
Rượu, bia có thể chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tới 100%
Tại tờ trình gửi Chính phủ về dự thảo sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế với tất cả đồ uống có cồn, thực phẩm lên men từ trái cây, ngũ cốc, đồ uống pha chế từ cồn thực phẩm. Đặc biệt, nước ngọt cũng sẽ thuộc đối tượng chịu thuế này.
Sản phẩm bia được bày bán tại siêu thị hồi tháng 2. Ảnh: Phương Dung
Hiện, mức thuế tiêu thụ đặc biệt với bia là 65%, rượu 35-65% tùy độ cồn dưới hay trên 20 độ. Song, các mức này được Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh theo lộ trình từ 2026-2030. Việc này nhằm tăng giá bán thêm 10%, theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Cụ thể, với rượu 20 độ trở lên, cơ quan này chọn phương án áp thuế 80% vào năm 2026, tăng dần lên 100% vào 2030. Rượu dưới 20 độ chịu thuế 50% sau đó tăng lên cao nhất 70%. Bia các loại cũng tăng dần từ 80% lên 100%.
Bộ Tài chính cho rằng tiêu dùng rượu, bia nếu lạm dụng sẽ gây nhiều tác hại đến sức khỏe của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn giao thông. Đồ uống có cồn (rượu, bia) có tính chất gây nghiện, dễ dẫn đến lạm dụng.
Hàng không bay đêm để giảm giá vé nhưng ế khách
Hai tháng gần đây, trong bối cảnh thiếu máy bay trầm trọng, các hãng hàng không Việt phải tăng tần suất khai thác tàu bay để bổ sung thêm nhiều chuyến nội địa vào buổi đêm và sáng sớm.
Theo Cục Hàng không, Vietnam Airlines đã tăng thời gian khai thác mỗi tàu từ 10 giờ một ngày lên 11 giờ và có thể tới 12 giờ trong giai đoạn cao điểm.
Tương tự, mỗi tàu bay Vietjet cũng bay trên 13 giờ một ngày. Còn Vietravel Airlines và Bamboo Airways tăng khai thác tàu bay từ 11-12 giờ lên 12,5 giờ một ngày.
Theo đó, hãng hàng không quốc gia dự kiến tăng thêm khoảng 2.000 chuyến sau 21h hàng ngày, trên các đường bay giữa Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn. Vietjet tăng 3.100 chuyến trên toàn mạng bay nội địa, tương đương 1,4 triệu vé được bổ sung.
Giá vé đêm cũng rẻ hơn các chuyến bay ban ngày vào dịp cao điểm hè. Ví dụ, trên đường bay vàng Hà Nội - TP HCM, chuyến bay đêm trong tháng 7 có thể thấp hơn gần 20% so với các chuyến ban ngày.
Tuy nhiên, thực tế mức giá thấp cho các chuyến bay đêm cũng chưa đủ hấp dẫn khách hàng. CEO Vietnam Airlines Lê Hồng Hà cho biết riêng tháng 5, hãng đã hủy 10% số chuyến bay đêm vì không có khách. Điều này khiến doanh nghiệp mất chủ động cho giai đoạn cao điểm sắp tới.
Nguồn: [Link nguồn]
Ngày nay, loài động vật này vẫn nằm trong Sách Đỏ thế giới, được xếp vào nhóm “cực kỳ nguy cấp”.