Nóng tuần qua: Thủ tướng cho rằng giá thịt lợn hơi hơn 90.000 đồng/kg là “quá đáng”
Các hàng quán hồi sinh sau lệnh cách ly xã hội; dầu thô trải qua đáy giao dịch lịch sử và giá lợn hơi vẫn cao chót vót là những thông tin nổi bật trong tuần.
Thủ tướng chỉ đạo giảm giá lợn hơi
Kết luận cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá vào sáng 21/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thực hiện các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để sớm giảm giá thịt lợn về khoảng trên dưới 60.000 đồng/kg.
Cho rằng giá thịt lợn hơi hiện tăng hơn 90.000 đồng/kg là “quá đáng”, Thủ tướng đặt vấn đề, “người dân chăn nuôi có hưởng không hay chỉ một bộ phận được hưởng”. Thủ tướng giao các Bộ: NN-PTNT, Công Thương, Tài chính, Công an... thực hiện ngay các giải pháp để bình ổn giá thịt lợn, trước hết là kiểm tra giá thành, đặc biệt là tại các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, quy mô lớn để có biện pháp hữu hiệu. “Chúng ta động viên các doanh nghiệp, nhưng phải phân bổ lợi nhuận một cách hợp lý”.
Ngoài ra, nếu phát hiện có sự thao túng giá, đầu cơ, trục lợi phải xử lý theo quy định. Đi liền với tăng nguồn cung ứng thịt lợn trong nước thì tăng nhập khẩu để bảo đảm cân đối cung cầu thịt lợn cả trước mắt và lâu dài. Thủ tướng cũng đề nghị tuyên truyền để người dân thay đổi thói quen tiêu dùng.
Các hàng quán dịch vụ phục vụ không ngơi tay sau cách ly xã hội
Sau chuỗi ngày thực hiện cách ly xã hội, một số dịch vụ như hiệu cắt tóc, tiệm spa - nail, hàng bún riêu,… tại Hà Nội đông nghịt khách từ lúc mở cửa đến tối muộn.
Các cửa hàng cắt tóc, gội đầu và làm đẹp, khách chật kín và phải đặt lịch trước. Nhiều khách phải dời lịch sang ngày tiếp theo.
Hốt bạc nhất có lẽ là dịch vụ ăn uống. Chị Cao Ngọc Lan, chủ quán cháo lòng ở đường Hoàng Quốc Việt chia sẻ: “Trước khi có dịch, mỗi ngày nhà tôi bán được khoảng 2-3 triệu tiền hàng. Khách chủ yếu đến quán ăn cháo lòng, tiết canh nhưng hôm nay tôi bán được hơn 5 triệu, gấp đôi ngày thường”. Có cửa hàng vì quá đông khách mà ngay từ 9 giờ sáng đã ngừng phục vụ khách mới.
Hàng quán tấp nập sau lệnh khi lệnh cách ly được nới lỏng
Ngoài các dịch vụ trên, nhiều cửa hàng bán quần áo, giày dép, trang sức, mỹ phẩm… trên nhiều tuyến phố cũng bắt đầu hoạt động trở lại. Các khu chợ cũng đỡ vắng vẻ.
Bên cạnh đó, một số quán café dù đã mở cửa nhưng vẫn hoạt động cầm chừng.
Sản xuất khẩu trang hốt bạc
Theo thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 ngày 6/4/2020, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương thúc đẩy thực hiện nhanh hơn việc hợp tác, hỗ trợ, xuất khẩu một số loại phương tiện, vật tư y tế (trong đó các loại khẩu trang kháng khuẩn, khẩu trang kháng giọt bắn) cho các nước có nhu cầu, nhất là các nước châu Âu, Mỹ…
Điều này càng làm cho lĩnh vực sản xuất khẩu trang thêm hấp dẫn. Lĩnh vực sản xuất, cung cấp nguyên liệu và sửa chữa dây chuyền làm khẩu trang là một trong những lĩnh vực hái ra tiền mùa dịch. Những người thợ chuyên lắp đặt, bảo dưỡng, sửa máy sản xuất khẩu trang làm việc không ngừng nghỉ với mức thu nhập khủng. Kéo theo đó, nhiều tiểu thương buôn bán nguyên liệu phục vụ cho ngành sản xuất khẩu trang như giấy, vải, dây chun… cũng đang hái ra tiền từ cơn sốt mặt hàng này.
Việc sản xuất các trang thiết bị, đồ bảo hộ y tế tại Việt Nam rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Một tiểu thương tại chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm (Hà Nội) cho biết bình thường giá nguyên liệu vải sản xuất khẩu trang dao động từ 40 - 50 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay, giá bán các nguyên liệu này đã tăng lên 200 - 250 triệu đồng/tấn.
Xoài chín rụng không ai thèm mua, giá rẻ như cho
Xoài Đài Loan hiện nằm ở mức giá trên dưới 6.000 đồng/kg. Xoài ba mùa mưa (xoài ghép) chín rụng đầy gốc chỉ có giá 2.000-3.000 đồng/kg. Xoài cát Hòa Lộc nhích lên được mức giá 15.000-20.000 đồng/kg.
Xoài chín rụng đầy gốc vì không ai mua
Do đầu ra xuất khẩu giảm, thị trường trong nước cũng giảm sức mua vì ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên vụ xoài năm nay nhiều nông dân thua lỗ.
Lần đầu tiên trong lịch sử, giá dầu thô xuống mức âm
Phiên giao dịch ngày 20/4 (rạng sáng 21/4 giờ Việt Nam), lần đầu tiên trong lịch sử, giá dầu ngọt nhẹ của Mỹ rơi xuống mức giá âm. Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2020 mất 55,90 USD (tương đương 306%), xuống còn -37,63 USD/thùng. Đây là phiên giảm mạnh kỷ lục của giá dầu này kể từ khi bắt đầu ghi nhận số liệu vào năm 1983. Các hợp đồng giao tương lai cho tháng Năm được chốt lại vào ngày 21/4. Chính vì vậy, các nhà khai thác dầu mỏ buộc phải chốt được các đơn hàng, tìm được người mua. Giữa bối cảnh nguồn cung đang dư thừa, các kho cứa dầu có nguy cơ đầy trong thời gian ngắn, chẳng ai muốn “rước” thêm dầu.
Nhưng ngay sau đó, giá dầu liên tục phục hồi và cán mốc 17,7 USD/thùng đối với dầu WTI. Giá dầu Brent tăng 0,7% xuống 21,8 USD/thùng. Chỉ trong ba ngày liên tiếp, giá dầu tăng gần 50%.
Nguồn: [Link nguồn]
Trước việc giá xăng dầu trong nước giảm sâu sau 7 lần giảm giá liên tiếp, người tiêu dùng trong nước đang hy vọng giá...