Nóng tuần qua: Giá xăng tại Việt Nam giảm mạnh

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Giá xăng dầu, giá hàng hóa đồng loạt tăng là tâm điểm trong tuần vừa qua.

Giá xăng giảm mạnh từ ngày 1/4

Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho biết, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 28/3 với RON92 là 128,65 USD một thùng, RON95 là 132,48 USD một thùng, tăng 7-8% so với đợt điều chỉnh trước đó. Chính vì vậy, Liên Bộ Công thương- Tài chính quyết định điều chỉnh giảm giá xăng từ ngày 1/4. Giá xăng giảm từ 1.030-1.040 đồng/lít. Sau khi điều chỉnh, giá xăng E5 ở mức 27.300 đồng/lít, xăng A95 là 28.150 đồng/lít. Giá các mặt hàng dầu tăng 500-1.520 đồng một lít, kg tuỳ loại.

Theo lý giải của Bộ Công thương, so với kỳ điều chỉnh ngày 21-3 thì trong kỳ điều chỉnh giá xăng 1-4, giá xăng nhập khẩu từ Singapore đã tăng hơn 4%.

 Do đó, giá xăng trong nước đã tăng theo giá xăng nhập khẩu, cộng với trích lập quỹ bình ổn đã dẫn đến mức tăng là 1.161 đồng/lít với xăng A95.

 Bộ Công thương cho rằng nếu không có việc giảm thuế môi trường 2.200 đồng từ ngày 1-4 thì chắc chắn giá xăng đã tăng trên 30.000 đồng/lít..

“Phố Tây” vắng khách mùa Covid-19

Mặc dù đã được phép mở cửa hoàn toàn để đón khách quốc tế, nhưng tại khu phố Tây Bùi Viện là du khách nội địa, lượng khách quốc tế vẫn còn thưa vắng.

Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, phố Tây Bùi Viện (quận 1, TP.HCM) vốn là địa điểm vui chơi, giải trí của nhiều du khách quốc tế và nội địa, đặc biệt là các buổi tối cuối tuần.

Phố Tây vắng vẻ

Phố Tây vắng vẻ

Theo phản hồi chung của nhiều chủ quán bar, quán ăn tại đây, từ khi cuộc sống "trở lại trạng thái bình thường mới" và Chính phủ mở cửa hoàn toàn đón khách quốc tế từ ngày 15/3, lượng khách vẫn chưa được như kỳ vọng. Theo các chủ quán này, lượng khách chưa thể quay lại như thời điểm trước khi có dịch COVID-19, do trước đó, khách quốc tế chiếm thị phần khá lớn.

Nhiều chủ cửa hàng chủ động đứng ngoài đường vẫy tay bắt khách để mời vào quán nhưng đều bị từ chối. Hiện tại lượng khách đến quán chủ yếu là khách Việt và đông khách nhất vẫn tập trung vào các ngày cuối tuần, còn từ thứ 2 đến thứ 5, lượng khách rất khiêm tốn, không bằng một nửa so với trước, mặc dù quán đã tung nhiều ưu đãi để hút khách.

Giá thức ăn chăn nuôi tăng lần thứ 11 liên tiếp

Kể từ đầu tháng 3, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi liên tục tăng chóng mặt. Hiện, ngô hạt đang ở mức 10.200 đồng/kg, tăng 29%, khô dầu đậu tương khoảng 16.500 đồng/kg, tăng 33%, DDGS (bã ngô) khoảng 10.300 đồng/kg, tăng 23%, lúa mì ở mức 9.850 đồng/kg, tăng gần 50%. Giá chào hàng nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam giao hàng sau tháng 8 với ngô khoảng 11.000 đồng/kg, khô dầu đậu tương trên 17.000 đồng/kg.

Giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh

Giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh

Kể từ cuối năm 2020, giá thức ăn chăn nuôi đã chứng kiến đợt tăng giá thứ 11 liên tiếp. Nguyên nhân của việc liên tiếp tăng giá bán là do nguyên liệu tăng mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh và mới đây là căng thẳng Nga – Ukraine làm thiếu hụt nguồn cung.

Theo nhận định của Cục Chăn nuôi, giá nguyên liệu vẫn duy trì và tăng đến hết năm 2022. Theo đó, giá chào hàng nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam giao hàng sau tháng 8 là ngô khoảng 11.000 đồng/kg, khô dầu đậu tương trên 17.000 đồng/kg.

Nhà vườn ồ ạt chặt bỏ thanh long

Nhiều nhà vườn ở “thủ phủ” thanh long Bình Thuận lỗ nặng, quyết định không đầu tư, ngừng chăm sóc và phá bỏ vườn sau nhiều tháng giá trái này xuống đến mức thấp nhất, thậm chí thương lái không mua. Nhiều tháng qua, giá thanh long chỉ ở mức dao động từ 500 đồng- 2.000 đồng/kg.

Thanh long mùa làm điện phải bán giá trên 10 ngàn đồng/kg mới hòa vốn, nhưng cả năm nay giá thanh long chỉ vài ba ngàn đồng/kg, thậm chí có đợt thương lái không đến mua. Hiện tại, hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu thanh long ở Bình Thuận hiện ngưng mua thanh long hoặc mua rất ít để duy trì công việc cho công nhân.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bình Thuận , đến đầu năm 2022 diện tích thanh long của tỉnh này là 33.750 ha, sản lượng 700 ngàn tấn/năm. Trong đó, xuất khẩu chiếm 85% sản lượng và chủ yếu xuất qua Trung Quốc. Khi thị trường này biến động, bà con nông dân bị ảnh hưởng. Hàm Thuận Bắc là huyện có diện tích cây thanh long nhiều nhất nhì ở tỉnh Bình Thuận, đây cũng là địa phương đang giảm diện tích thanh long nhiều nhất. So với năm 2021, địa phương này đã giảm hơn 1.500 ha/7.900 ha thanh long.

Nhiều công trình đội vốn, chậm tiến độ vì vật liệu tăng giá phi mã

Sau khi xăng dầu nhiều lần điều chỉnh giá, không chỉ các mặt hàng thiếu yếu trong gia đình, chi phí vận chuyển, giá cước vận tải… tăng giá, mà vật liệu xây dựng cũng không thể "đứng yên".

Khảo sát của phóng viên tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành lân cận như Ninh Bình, Hà Nam… cho thấy, vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi măng, cát… đều tăng so với thời điểm trước Tết Nguyên đán 2022.

Trong số đó, riêng sắt và thép đã tăng đến lần thứ 3,4 với mức tăng gần 1,6 triệu đồng/tấn thép (từ tháng 3/2022 đến nay).

Một số điểm phân phối vật liệu xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội cũng cho biết, giá các loại vật liệu xây dựng tăng thêm khoảng 10% so với thời điểm cuối năm 2021.

Tại TP.HCM, giá các loại vật liệu xây dựng liên tục chạm ngưỡng mới.

Trong đó nguyên nhân chủ yếu là ảnh hưởng từ giá xăng dầu, kéo theo các chi phí vận chuyển tăng, dẫn đến chi phí của doanh nghiệp nhập nguyên liệu, nhập hàng tăng tăng mạnh.

Giá vật liệu xây dựng và giá cước vận chuyển cùng rục rịc tăng theo giá xăng dầu khiến khiến các nhà thầu xây dựng và người dân đang có nhu cầu xây dựng lo lắng.

Hình NFT ông Trịnh Văn Quyết được rao bán với mức giá gần 17.000 USD

Nhiều hình NFT (non-fungible token) của ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch FLC, đang được rao bán. Một tác phẩm có giá lên tới 5 ethereum, tương đương 17.000 USD (Hơn 400 triệu vnđ)

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN